Công ty TNHH sản xuất phân bón Phượng Hoàng

Kỹ thuật bón phân cho cây thanh long đúng quy trình?

Kỹ thuật bón phân cho cây thanh long đúng quy trình?

Bà con thân mến việc tìm hiểu kỹ thuật dùng phân bón cho cây thanh long theo đúng quy trình vô cùng quan trọng. Bởi vì đây chính là yếu tố cơ bản và cần thiết góp phần tăng lượng năng suất cho cây thanh long cũng như chất lượng trái thanh long sau thu hoạch. Giữa điều kiện bối cảnh sản xuất thanh long tại nước ta có rất nhiều vấn đề bất cập thì bà con nên quan tâm hơn đến kỹ thuật bón phân cho cây thanh long theo đúng quy trình. Điều này sẽ giúp bà con nhà nông có thể cho ra thị trường trong và ngoài nước những sản phẩm thanh lóng chất lượng nhất.   NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA CÂY THANH LONG   Bà con nếu đã tìm hiểu về thanh long thì chắc chắn biết rằng mỗi năm nó có thể cho chúng ta đến 3 vụ thu hoạch. Chính vì lẽ ấy nên nhu cầu dinh dưỡng của cây thanh long là rất lớn. Bà con cần phải sử dụng phân bón công nghệ cao để đảm bảo cung cấp dưỡng chất đầy đủ giúp cây không bị suy kiệt sau mỗi mùa vụ. Từ đó ổn định cho những mùa tiếp theo. Theo như chia sẻ từ các chuyên gia nông nghiệp về cây thanh long thì: - Vào giai đoạn mới trồng bà con nên cố gắng bổ sung cho cây thật nhiều đạm và lân nhằm giúp cho cành và rễ được phát triển hơn. Vì để cành và rễ khỏe thì cây thanh long mới cho được năng suất cao. - Nếu như cây thanh long bị thiếu đạm hoặc lân thì nó sẽ phát triển một cách còi cọc, không thể nào cân đối. Cành của cây cũng yếu, nhỏ nên không đủ khả năng nuôi trái. Tuy nhiên nếu như cung cấp quá nhiều đạm sẽ khiến cây phát triển quá nhanh và cành không có độ cứng, dễ bị sâu bệnh tấn công, chậm thu hoạch vì thời gian sinh trưởng dài. - Đối với phân Kali nó đóng vai trò quan trọng để tạo độ cứng cho cành cây thanh long. Thế nên việc cung cấp đủ nó góp phần giúp thanh long chắc khỏe cũng như cho quả to và chất lượng. Tình trạng cây thanh long bị thiếu phân Kali thì sẽ mềm, yếu và năng suất thấp.   KỸ THUẬT BÓN PHÂN CHO CÂY THANH LONG THẾ NÀO?   Về kỹ thuật bón cây thanh long thì mỗi vùng khác nhau, kỹ thuật bón phân cũng sẽ có sự khác nhau. Bởi vì thực tế phân bón vẫn còn phụ thuộc vào đất canh tác, thời tiết và khí hậu tại vùng trồng. Tuy nhiên về cơ bản chúng ta hãy tuân thủ theo quy trình như sau: Đối với bón lót: Bà con nên sử dụng từ 1 đến 1.5kg phân hữu cơ để bón lót rồi phủ ít đất bề mặt lên, tụ rơm và tưới nước nhằm giữ ẩm cho cây. Đối với giai đoạn kiến thiết: - Vào năm 1: Mỗi lần bón phân cho cây thanh long bà con có thể sử dụng từ 0.3 đến 0.5kg/ trụ. - Vào năm 2: Lúc này thanh long đã lớn bà con hãy bón nhiều phân hơn khoảng từ 0.5kg đến 1kg/ trụ. Cách khoảng 1 tháng bà con tiến hành bón phân một lần. Đồng thời sau mỗi lần bón phân bà con nên nhớ phải tưới nước và giữ độ ẩm cho cây. Đối với giai đoạn kinh doanh: - Khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 9 thì mỗi tháng bà con bón phân cho cây từ 1 đến 1.5kg phân bón hữu cơ một lần. - Nếu bón phân để xử lý ra hoa nghịch vụ thì bà con tuân thủ theo quy trình như sau: Lần 1: Trước khi bắt đèn từ 10 đến 15 ngày và bón từ 1 đến 1.5kg/ gốc. Lần 2: Trước khi nụ xuất hiện từ 2.5 đến 3cm và bón mỗi trụ từ 1 đến 2kg. Lần 3: Sau khi lặt râu cho hoa từ 6 đến 8 ngày và vẫn bón mỗi trụ khoảng 1 đến 2kg. Lần 4: Sau khi trái được từ 18 đến 20 ngày thì bón mỗi trụ từ 0.5 đến 0.7kg phân.   CHỌN LOẠI PHÂN BÓN CHẤT LƯỢNG CHO CÂY THANH LONG   Vì là cây trồng hiệu quả kinh tế cao nên việc lựa chọn phân bón cho cây thanh long cũng phải cấp như giá trị của nó. Ngoài khả năng cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây, sản phẩm còn phải kéo dài độ xanh tươi cũng như tang cường khả năng chống chịu lại các điều kiện bất thuận của thời tiết. Do đó,lựa chọn Phân bón Phượng Hoàng để chăm bón cho cây thanh long là một lựa chọn chính xác, bởi vì phân bón Phượng Hoàng: - Đảm bảo cho cây xanh bền màu, màu xanh của lá kéo dài hơn. - Đảm bảo để cây đâm chồi đẻ nhánh khỏe hơn. - Tránh thất thoát phân NPK ra bên ngoài và từ đó giảm đến 20-30% lượng phân bón hóa học. - Đảm bảo giảm đến chi phí nông dược nhưng vẫn tăng năng suất từ 10 đến 20%. Phân bón Phượng Hoàng ứng dụng công nghệ bọc áo Nano vào sản phẩm mà bạn có thể an tâm chọn lựa đã được chúng tôi tìm hiểu và trình bày dưới đây như sau: Thời kỳ kiến thiết cơ bản Bón lót: Sử dụng 1 – 2 kg phân NPK Phượng Hoàng 12.6.4+TE  để bón lót cho cây, sau đó phủ ít đất bề mặt và tụ rơm sau đó tưới nước để giữ ẩm. Năm 1: 100 – 150g NPK Amino 20-15-7+TE và 300 - 400g NPK Phượng Hoàng 12.6.4+TE /trụ /lần/tháng và rơm tủ gốc. Phun phân bón lá ProExel 30.10.10+TE và phân tưới gốc NPK Phượng Hoàng 25-20-5+TE Năm 2: 150 - 200g NPK Amino 20-15-7+TE và 400 - 500g NPK Phượng Hoàng 12.6.4+TE /trụ /lần/tháng và rơm tủ gốc. Phun phân bón lá ProExel 30.10.10+TE và phân tưới gốc NPK Phượng Hoàng 25-20-5+TE Thời kì kinh doanh Từ năm 3 – 4 trở đi: bón  4 – 6kg NPK Phượng Hoàng 12.6.4+TE, chia 1- 2 lần bón/năm. - Giai đoạn trước ra hoa: 300 – 400g NPK Amino 20-15-7+TE PH/trụ/lần/tháng. Tưới gốc NPK Phượng Hoàng 25-20-5+TE, kết hợp phun phân bón lá ProExel 30.10.10+TE - Giai đoạn nuôi trái nhỏ : 300 – 400g NPK Amino 15-5-20+TE, tưới gốc NPK Phượng Hoàng 25-20-5+TE - Giai đoạn dưỡng trái: 300 – 400g NPK Aminno 15.15-15+TE/trụ/lần/tháng. Tưới gốc NPK Phượng Hoàng 16-16-16+TE Bà con thân mến mong rằng với những thông tin bài viết mà chúng tôi chia sẻ đã giúp bà con hiểu rõ hơn về kỹ thuật bón phân cho cây thanh long đúng quy trình cũng như loại phân bón cho cây thanh long chất lượng. Ngoài ra nếu bà con còn bất cứ câu hỏi và băn khoăn, thắc mắc liên quan đến vấn đề này vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi theo địa chỉ website: http://phanbonphuonghoang.com. Đội ngũ nhân viên tư vấn nhiệt tình, giàu kinh nghiệm đảm bảo rằng sẽ giải đáp thắc mắc của bà con trong thời gian sớm nhất. Kính chúc bà con một mùa bội thu!
Kỹ thuật bón phân cho cây cà phê đúng cách theo từng thời điểm?

Kỹ thuật bón phân cho cây cà phê đúng cách theo từng thời điểm?

Để giúp cho cây cà phê đạt năng suất cao thì việc chú ý đến cách bón phân cũng như lựa chọn phân bón chuyên dùng cho cây cà phê cùng thời điểm phù hợp chính là điều mà bà con cần đặc biệt quan tâm và lưu ý.   Nhằm giúp bà con hiểu rõ và có được một vụ mùa năng suất cao chúng tôi xin được chia sẻ những kiến thức về kỹ thuật bón phân cho cây cà phê đúng cách theo từng thời điểm dưới đây. Mời bà con cùng tham khảo.   TÌM HIỂU NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA CÂY CÀ PHÊ   Trước khi nói về kỹ thuật cách bón phân cho cây cà phê để đạt đúng cách thì bà con hãy cùng tham khảo nhu cầu dinh dưỡng của cây cà phê cần như thế nào nhé. Theo như kiến thức chia sẻ từ những chuyên gia đầu ngành thì cà phê chính là cây trồng với nhu cầu dinh dưỡng cao. Nếu xét theo từng loại về lượng phân bón cho cây cà phê thì Kali là cao nhất rồi đến Đạm.   Ngoài ra thì tùy thuộc vào từng loại cà phê, giống cà phê cũng như đất trồng khác nhau mà lượng dinh dưỡng cũng sẽ có sự dao động khác nhau. Hoặc bà con cũng có thể kết hợp cùng với bón phân chuồng cho cây cà phê để mang đến nhiều chất dinh dưỡng cần thiết đảm bảo mang đến năng suất và hiệu quả tốt nhất.       KỸ THUẬT BÓN PHÂN CHO CÂY CÀ PHÊ ĐÚNG CÁCH THEO TỪNG THỜI ĐIỂM   Nguyên tắc để bón phân cho cây cà phê đó chính là bà con cần nhớ rõ vào mùa mưa thì cây cà phê cần phải được cung cấp đầy đủ cả phân kali và phân đạm. Điều này sẽ giúp cho cây cà phê có thể tăng trưởng tốt hơn.   Đối với kỹ thuật bón phân hữu cơ cho cây cà phê đúng cách thì nó sẽ được chia thành 2 thời điểm giai đoạn như sau:   Thứ nhất: Đây là giai đoạn kiến thiết cơ bản và hàng năm sẽ diễn ra từ 3 đến 4 lần bón phân trong thời gian ở đầu, giữa và cuối mùa mưa. Và cách bón phân cho cây cà phê vào mùa mưa diễn ra như sau:   • Năm thứ nhất: 300-400 kg NPK, 200kg Supper Lân và 50kg Kali. • Năm thứ hai: 400-500kg NPK, 250kg Supper Lân và 100kg Kali. • Năm thứ ba: 800-900kg NPK, 300kg Supper Lân và 150kg Kali. • Năm thứ tư trở đi: 900-1000kg NPK, 300kg Supper Lân và 200kg Kali.   - Về cách bón: Bà con cần lưu ý khi bón phân cho cây cà phê thì cần phải bón xung quanh tán cây và bón phân cân đối cho cây cà phê. Hãy dùng dụng cụ để tạo rãnh cho cây rồi sau đó bón phân cuối cùng thì hãy lấp đất lại.       - Tỷ lệ bón phân như sau:   • Lần 1 tức là vào đầu mùa mưa bà con bón 40% phân bón NPK cho cây cà phê + 20% phân Kali và toàn bộ Super Lân. • Lần thứ 2 tức là vào giữa mùa mưa bà con bón 40% phân NPK + 40% phân Kali. • Lần thứ 3 tức là vào cuối mùa mưa bà con bón 20% phân NPK + 40% phân Kali còn lại.   Thứ hai: Đây là giai đoạn kinh doanh và nó được bắt đầu từ năm thứ 5 trở đi và lúc này thì cây cà phê đã bắt đầu vào giai đoạn kinh doanh. Chúng ta hãy bón thêm 130kg NPK còn đối với những lượng phân bón khác như là Super Lân cùng với Kali vẫn tương tự như năm thứ 4.   NHỮNG LOẠI PHÂN BÓN CHẤT LƯỢNG CHO CÂY CÀ PHÊ   Bên cạnh việc tìm hiểu về các giai đoạn bón phân cho cây cà phê thì bà con cũng cần tìm hiểu để chọn phân bón cho cây cà phê của mình. Và để chọn được loại phân bón chất lượng cho cây cà phê thì bà con cũng cần phải tìm hiểu thật kỹ về các loại phân bón cho cây cà phê.    1. Đối với phân bón gốc   - Ở giai đoạn kiến thiết cơ bản:   + Vẫn ưu tiên sử dụng những sản phẩm như NPK Phượng Hoàng 20-20-15+TE hoặc NPK Amino 16-16-8-6S+TE.     - Ở giai đoạn kinh doanh:   + Đợt 1 (phân bón cho cây cà phê mùa khô khi tưới đợt 1): bón phục hồi NPK Guano Plus T2 25-20-5+TE: 250-300kg, sau đó bón 200-300 kg NPK Mùa khô 22-5-5+TE kết hợp với đợt tưới nước. + Đợt 2 (Bón vào gần cuối mùa khô khi tưới đợt 2, 3): 200-300 kg phân NPK Mùa khô 22-5-5+TE Phượng Hoàng và 300 – 700 kg/ha Lân tạo mầm. + Đợt 3 (Bón vào đầu mùa mưa, khi mưa đã đều): 500-700 kg NPK Amino 16-16-8-6S+TE Phượng Hoàng  + Đợt 4 (Bón vào giữa mùa mưa): 700-800 kg phân NPK Amino 16-7-18+TE  + Đợt 5 (Bón vào gần cuối mùa mưa, trước khi chấm dứt mưa ít nhất là 20 ngày): 800-1000 kg phân NPK Amino 16-7-18+TE. 2. Đối với phân bón lá cho cây cà phê   - NPK 10.52.10+TE sẽ giúp cho cây cà phê được tạo mầm mạnh, ra hoa sớm, giảm tỷ lệ rung và khô bông từ đó tăng năng suất vượt trội. - NPK 21.21.21+TE giúp dưỡng trái chống rụng hoặc thối trái. Chính vì kỹ thuật phun phân bón lá cho cà phê ấy sẽ giúp cho cây cà phê tăng năng suất và chất lượng để bán được giá cao hơn. 3. Đối với phân bón nước   - NPK Phượng Hoàng 25-20-5+TE: bón phân cho cây cà phê sau thu hoạch sẽ giúp cây nhanh phục hồi sau thu hoạch, đem đến lợi ích cao cho cây trồng vào thời điểm này. - NPK Phượng Hoàng 16.16.16+TE: sẽ giúp cây ra hoa sớm cũng như tăng tỷ lệ đậu trái cho cây cà phê, giúp trái non chống rụng. Ngoài ra loại phân này còn  giúp hạn chế mầm mống gây bệnh cho cây mang đến năng suất vượt trội nhất.   Hy vọng rằng với những thông tin bài viết chia sẻ đã giúp bà con hiểu rõ hơn về kỹ thuật bón phân lân, phân lá và phân bón nước..v.v.. cho cây cà phê đúng cách theo từng thời điểm. Để được tư vấn rõ hơn về quy trình bón phân cho cây cà phê hoặc nên bón phân gì cho cây cà phê vui lòng liên hệ với http://phanbonphuonghoang.com để nhận được sự tư vấn hỗ trợ tốt nhất!
Quy trình bón phân cho cây bưởi tốt nhất cho nhà vườn

Quy trình bón phân cho cây bưởi tốt nhất cho nhà vườn

Bưởi diễn và bưởi da xanh hiện là 2 dòng bưởi giá trị cao được nhiều nghiên cứu cách bón phân cho cây bưởi và trồng nhiều nhất hiện nay, hứa hẹn sẽ mang đến năng suất và hiệu quả kinh tế cao cho bà con nếu như được trồng, chăm sóc và có được quy trình bón phân cho cây bưởi đúng cách. Bởi vì cũng tương tự như một số loại cây trồng khác tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng của cây mà chúng ta bổ sung lượng phân bón khác nhau cho cây bưởi.   Bài viết hôm nay chúng tôi xin được chia sẻ cùng bà con quy trình bón phân và loại phân bón cho cây bưởi tốt nhất. Bà con hãy cùng tham khảo để có thêm thông tin hữu ích đối với việc bón phân cho bón phân cho cây bưởi diễn hoặc cây bưởi da xanh của mình.   CÁCH BÓN PHÂN CHO TỪNG LOẠI GIỐNG BƯỞI KHÁC NHAU   Chắc chắn rằng bất cứ ai cũng biết rằng mỗi một giống bưởi khác nhau sẽ yêu cầu lượng phân bón cùng thời điểm khác nhau. Vì vậy hôm nay chúng tôi xin được đưa ra 2 cách bón phân rõ ràng đối với cây bưởi diễn và cây bưởi da xanh để bà con có thể dễ dàng hơn trong việc chăm sóc cho vườn bưởi nha mình:   1. Cách bón phân cho cây bưởi diễn   Đầu tiên về cây bưởi diễn thì ba con hãy thực hiện theo hướng dẫn cách bón phân cho cây bưởi sau đây:   - Đối với cây 1 năm tuổi chúng ta tiến hành 1 tháng 1 bón phân 1 lần theo lượng phân bón cho cây bưởi đó là: Nước phân chường pha tỉ lệ 1:3 đến 1:5 nghĩa là pha cùng 3 đến 5 lít nước. Theo đó với mỗi cây sẽ tươi từ 5 đến 10 lít. Còn nếu như bà con dùng phân đạm ure thì hãy pha theo tỉ lệ là 1:100,   - Đối với cây bưởi diễn từ 2 đến 3 năm tuổi thì khi bón phân sẽ được chia thành 3 đợt như sau:   •Đợt 1: Tiến hành bón vào tháng 1, 2 giúp thúc lộc xuân với 15 đến 20kg phân chuồng ủ thêm cùng 0.5kg phân NPK. Đồng thời khi bón nên xới tơi đất rồi bón phân theo xung quanh bóng tán cây bưởi. •Đợt 2: Bón vào tháng 4,5 nhằm thúc lộc hè. Hãy pha nước phân chuồng theo tỉ lệ 1:3 đến 1:5 và tưới trung bình 10 – 15 lít/ cây. Nếu không áp dụng bón phân chuồng cho cây bưởi bà con có thể dùng 0.2kg đến 0.3kg đạm ure và 0.25 đến 0.3 kg sunfat kali pha theo tỉ lệ 1:100 để tưới cho cây nếu không có phân chuồng. •Đợt 3: Bón vào tháng 7, 8 nhằm thúc lộc thu. Và ở đợt này bà con cũng áp dụng liều lượng và kỹ thuật bón phân cho cây bưởi diễn tương tự như là đợt 2.   - Đối với cây bưởi diễn từ 4 năm tuổi trở đi bà con cũng tiến hành bón phân cho nó theo 4 đợt như sau:   •Đợt 1: Bón phân thúc lộc xuân vào tháng 1, 2. Bà con dùng 25 đến 30 lít phân chuồng đã ủ và pha theo tỉ lệ 1:3 đến 1:5. Ngoài ra bà con có thể pha bằng 0.3 đến 0.5 kg phân supe lân theo tỉ lệ 1: 100 để tươi cho cây bưởi diễn. •Đợt 2: Bà con tiến hành bón phân thúc quả cho cây vào tháng 4, 5. Hãy dùng phân chuồng (có thể bón phân bò cho cây bưởi) pha theo tỉ lệ 1:3 đến 1:5 và mỗi cây tưới từ 10 đến 15 lít nước phân chuồng. Bà con cũng có thể pha bằng 0.3 kg đến 0.5 kg Kali theo tỉ lệ là 1:100. •Đợt 3: Tiến hành bón thúc quả cho cây bưởi diễn vào lần 2 tức là vào tháng 6 và 7. Về liều lượng phân bón tương tự như ở đợt 2. •Đợt 4: Tiến hành bón thúc quả lần 3 ở tháng 8, 9. Nếu quả đã chuyển sang màu vàng hung thì dùng những loại phân cùng liều lượng bón cũng như cách bón đã hướng dẫn ở đợt 2. Bên cạnh đó để tăng năng suất cho cây bưởi diễn thì ngoài việc sử dụng phân bón hữu cơ cho cây bưởi bà con có thể kết hợp thêm với những loại phân vi lượng khác như là magie, bo hoặc kẽm...   2. Cách bón phân cho cây bưởi da xanh   Đối với cách bón phân cây bưởi mới trồng da xanh bà con tiến hành bón phân cho nó theo quy trình và thời điểm bón phân cho cây bưởi như sau:   - Ở năm đầu tiên: Lúc này thì lượng phân trong hố của cây vẫn còn khá dồi dào thế nên bà con chỉ cần bón thúc với phân ure pha loãng cùng nước để tưới theo tỉ lệ 1%. Mỗi lần tưới phân sẽ cách nhau trung bình từ 20 đến 30 ngày. - Ở năm thứ 2 và 3: Đây là giai đoạn kiến thiết bà con hãy tuân thủ kỹ thuật bón phân cho cây bưởi da xanh như sau. Hãy bón mỗi gốc cây bưởi từ 30 đến 40kg phân chuồng kết hợp 300 supe lân và 300g ure kèm với 300g kali rồi chia làm 4 đợt bón như sau:   •Đợt 1: Vào cuối mùa mưa bà con bón 100% phân hữu cơ cho cây bưởi cùng phân lân. •Đợt 2: Tháng 1 đến tháng 3 dương lịch bón 30% lượng phân ure và phân kali. •Đợt 3: Tháng 5 đến tháng 6 dương lịch bà con tiếp tục bón 30% lượng phân ure và phân kali. •Đợt 4: Vào tháng 7 đến tháng 8 dương lịch bà con hãy bón hết số phân còn lại.   - Từ năm thứ 3 trở đi: Đây là giai đoạn kinh doanh nên chúng ta cần bổ sung nhiều dinh dưỡng cho cây bưởi diễn. Vì vậy bà con hãy tăng lượng phân lên theo tỉ lệ: 50kg phân chuồng, 500g phân lân, 500g phân kali và 500g phân ure. Khi bón cũng tiến hành chia làm 4 đợt tương tự như giai đoạn kiến thiết. Bên cạnh đó một lưu ý chung cho bà con đó là đừng quên phun bổ sung phân bón lá mỗi năm khoảng từ 3 đến 4 đợt.   NHỮNG PHÂN BÓN THƯỜNG ĐƯỢC DÙNG CHO CÂY BƯỞI   Khi bón phân cho cây bưởi để nâng cao năng suất bà con có thể chọn các loại phân bón cho cây bưởi chất lượng như là: - Về phân bón gốc: + Giai đoạn kiến thiết cơ bản:  * Nên dùng NPK Phượng Hoàng 20-20-15+TE, NPK Amino 16-16-8-6S+TE hoặc NPK Guano Plus T2 25-20-5+TE.     + Giai đoạn kinh doanh : * Kích thích ra tược: NPK Amino 20-15-7+TE hoặc NPK Amino 16-16-8-6S+TE * Thúc ra hoa : NPK Amino 20-15-7+TE hoặc NPK Guano Plus T2 25-20-5+TE * Nuôi trái:  NPK Amino 15-5-20+TE hoặc NPK Amino 15-15-15+TE. - Về phân bón lá cho cây bưởi:  •NPK 30.10.10+TE: Đảm bảo thúc cây ra đọt mạnh và tăng trưởng tốt, sớm ra bông, tăng sức chịu đựng của cây trước mọi tác động... •NPK 10.52.10+TE: Góp phần tăng năng suất cho cây, kích để cây ra hoa sớm và giảm tỉ lệ rụng bông, tăng tỉ lệ đậu trái cho cây bưởi.   Ngoài ra bà con còn có thể sử dụng những loại phân bón nước cho cây bưởi như là NPK Phượng Hoàng 25.20.5+TE, NPK Phượng Hoàng 16.16.16+TE... có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc, thúc đẩy sự phát triển của cây bưởi cho năng suất cao hơn.   Đây đều là những loại phân bón được đảm bảo sản xuất theo công nghệ bọc áo Nano, giúp tăng trưởng nhanh, tươi tốt và xanh lá, đẻ nhiều nhánh, hạn chế tình trạng rụng bông và cho năng suất vượt trội.    Bà con thân mến. Hy vọng rằng với những thông tin chia sẻ từ bài viết trên đã giúp bà con hiểu rõ hơn về quy trình và kỹ thuật bón phân cho cây bưởi. Nếu còn những thắc mắc và câu hỏi cần tư vấn về việc bón phân gì cho cây bưởi hoặc thời gian bón phân cho cây bưởi bà con vui lòng liên hệ ngay với http://phanbonphuonghoang.com để nhận được sự tư vấn tốt nhất từ đội ngũ nhân viên tư vấn nhiệt tình giàu kinh nghiệm. Chúc bà con có một mùa bội thu!
Phân bón chuyên dùng cho cây tiêu và cách bón phân hiệu quả ?

Phân bón chuyên dùng cho cây tiêu và cách bón phân hiệu quả ?

Hồ Tiêu là cây công nghiệp lâu năm, thân bò, cần có trụ để cây bám rễ. Cây thích hợp với vùng xích đạo và nhiệt đới. Cần có nhiệt độ bình quân cao, khoảng 22 -> 28 độ C.   Để bà con hiểu rõ hơn về việc bón phân cho cây tiêu bài viết được chia sẻ dưới đây chúng tôi xin được cung cấp cùng bà con cách bón phân cho cây tiêu và loại phân bón chuyên dùng cho cây tiêu. Mời bà con cùng tham khảo để có thêm nhiều thông tin quan trọng đối với việc dùng phân bón cho cây tiêu nhằm đạt được năng suất tốt nhất.   Tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng cho cây tiêu   Để có được kế hoạch bón phân cho cây tiêu tốt nhất chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem nhu cầu dinh dưỡng cho cây tiêu là như thế nào nhé. Bởi vì theo như khảo sát thì hiện nay có rất nhiều hộ nông dân vẫn còn chưa biết cách bón phân cho cây tiêu hợp lý. Chính điều này dẫn đến cây tiêu đậu trái không nhiều.   Ngoài ra vẫn còn một số tình trạng do sử dụng phân bón quá liều lượng dẫn đến vừa tiêu tốn lượng phân bón cho cây tiêu lại vừa không đảm bảo hiệu quả, gây lãng phí tiền của bà con.     Và theo như các chuyên gia nông nghiệp chia sẻ thì cây tiêu có nhu cầu phân bón cao và cần phải rải đều trong năm. Với vấn đề bón phân NPK cho cây tiêu thì lá có hàm lượng cần phải dao động khoảng từ 3.1 đến 3.4% N, 0,16-0,18% P; 3,4-4,3% K; 0,44% MgO; 1,67% CaO. Có thể thấy rõ rằng cây tiêu cần nhiều đàm nhất rồi đến kali, lân, canxi cùng nhiều các vi lượng quan trọng khác.   Với mỗi loại phân bón thì đảm bảo cho những vai trò khác nhau như là:   - Với đạm sẽ giúp cây tiêu hình thành chồi cũng như phát triển thân và lá, quả  nhanh hơn. Đồng thời nếu như thiếu đạm sẽ khiến cho cây phát triển kém, ngược lại nếu thừa đạm sẽ khiến cho cây quả ít và còn gặp nhiều sâu bệnh. - Với lân sẽ giúp cho rễ cây tiêu phát triển đồng thời giúp cho mầm hoa cũng được thúc đẩy phát triển hơn. Khi cây thiếu lân thì bị cằn cỗi, lá sẽ có màu vàng. - Với Kali thì nó sẽ giúp cho cây tiêu có chế độ quang hợp tốt hơn và giảm rụng quả, tăng chất lượng về quả, tăng sức đề kháng cho cây. Chính vì lẽ đó nếu như cung cấp thiếu kali sẽ khiến cho cây tiêu bị lá xoắn và khô tại khu vực bìa lá.   Liều lượng phân bón hóa học cho tiêu như thế nào?   Khi bón phân cho cây tiêu kinh doanh cho cây tiêu thì bà con cần phải cung cấp theo liều lượng sau: - Năm 1: Tức là phân bón cho cây tiêu non thì chúng ta dùng từ 400 đến 500kg NPK và với phân đơn thì sẽ là 150kg/ ha với phân Ure, 50kg/ha với phân Sa, 70kg/ha với phân KCI còn đối với phân lân thì cần 1000kg/ha. - Năm 2: Chúng ta cần dùng từ 1000 – 12000 kg NPK và với phân đơn thì sẽ là từ 350kg/ha với phân Ure, 150kg/ha với phân Sa, 170kg/ha với phân KCI và 1000kg/ha với phân Lân. - Năm 3: Chúng ta cần 1600 – 1800 kg/ha NPK và với phân đơn thì sẽ là từ 550kg/ha với phân Ure, 250kg/ha với phân Sa, 500kg/ha với phân KCI và 1000kg/ha với phân Lân. - Năm 4: Chúng ta cần 2200 – 2500 kg/ha NPK và với phân đơn thì sẽ là từ 650kg/ha với phân Ure, 300 kg/ha với phân Sa, 600 kg/ha với phân KCI và 1000 kg/ha với phân Lân.   Thời điểm bón phân hóa học cho tiêu   - Trong năm đầu mới trồng tiêu và trong năm thứ 2 khi cây tiêu chưa ra hoa bà con nên chia thành 2 lần bón phân. Bón phân cho cây tiêu đầu mùa mưa và trước khi kết thúc mùa mưa khoảng 2 tháng. - Trong năm thứ 3 và những năm về sau thì chúng ta chia thành 3 lần bón đó là sau thu hoạch, giai đoạn ra hoa và giai đoạn nuôi quả. - Chúng ta cũng cần lưu ý đó là dùng phân bón chuyên dùng cho cây tiêu khi đất đủ ẩm và cần phải rải đều phân lên mặt đất xung quanh tán của cây tiêu. Nên dùng cuốc xẻng để xới nhẹ nhằm vùi phân vào đất. Nếu như trời không có mưa bà còn nên tưới nhẹ giúp cho phân tan ra. - Đối với phân bón lá thì mỗi năm nên bón cho cây tiêu từ 2 đến 3 lần trong mùa mưa. - Đối với cách bón phân chuồng cho cây tiêu thì bà con cần phải tuân thủ theo khối lượng từ 25 đến 30kg/trụ/ năm. Đồng thời cần phải đào rãnh quanh tán tiêu khi bón cũng như trộn kèm 0.5 đến 1kg phân lân và 0.05 kg bột nấm nhằm tăng hiệu quả.   Chọn phân gì để bón cho cây tiêu?   Nói về các loại phân bón cho cây hồ tiêu, hiện thị trường có rất nhiều chủng loại sản phẩm phù hợp với từng điều kiện canh tác khác nhau để người nông dân lựa chọn và phân bón Phượng Hoàng là một trong những đơn vị đó.       Phân bón Phượng Hoàng được sản xuất theo công nghệ bọc áo Nano - ứng dụng mới trong nông nghiệp, đây là công nghệ mới được sản xuất theo quy trình hiện đại, mang đến nhiều ưu điểm như là: giúp cây xanh tốt hơn, ra nhiều nhánh hơn, cho năng suất cao hơn, tiết kiệm phân mà vẫn nâng cao năng suất cho bà con nông dân. Điển hình ở đây là :   - Đối với phân bón gốc: Bà con có thể chọn lựa phân NPK AMINO 16.16.8-6S+TE, NPK Amino 15-5-20+TE hoặc NPK AMINO 16.7.18+TE… - Đối với phân bón lá: Bà con có thể chọn phân bón lá cho cây hồ tiêu là ProExel 12.0.43+TE hoặc là ProExel 21.21.21+TE... đều là sản phẩm của Tập đoàn Aglukon - Đức. Hiệu quả, an toàn và không cháy lá. - Đối với phân bón nước: Bà con có thể chọn phân NPK 16.16.16+TE hoặc là NPK 25.20.5+TE. Đây là những sản phẩm mới, đều đảm bảo độ hiệu quả cao khi sử dụng.   Hồ tiêu rất cần phân hữu cơ, sử dụng phân khoáng hữu cơ Phượng Hoàng: 1,5 - 3 kg/nọc trước khi trồng. Kết hợp  bón 0.3-0.5 kg vôi với 1 - 2 gói Penac P  cho mỗi nọc. Số phân này trộn đều với lớp đất mặt trước khi trồng.         Những thông tin bài viết chia sẻ mong rằng đã giúp bà con hiểu rõ hơn về việc bón phân hợp lý cho cây tiêu và loại phân dùng cho cây tiêu đảm bảo hiệu quả nhất. Nếu còn bất cứ câu hỏi cần được tư vấn về quy trình bón phân cho cây hồ tiêu bà con vui lòng liên hệ ngay với http://phanbonphuonghoang.com để nhận được sự tư vấn tốt nhất!
Kỹ thuật bón phân cho cây mía và loại phân bón mía tốt nhất?

Kỹ thuật bón phân cho cây mía và loại phân bón mía tốt nhất?

Tìm hiểu về kỹ thuật bón phân cho cây mía sẽ giúp cho người nông dân biết được lượng phân, thời điểm bón phân cũng như loại phân phù hợp theo từng giai đoạn phát triển của cây mía. Và đây chính là bí quyết quan trọng mang đến năng suất cao cho bà con trong quá trình trồng mía.   Hãy cùng tham khảo những chia sẻ từ bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về lượng phân bón cho cây mía, quy trình bón phân cho cây mía cũng như biết được loại phân nào nên sử dụng cho cây mía để mang đến năng suất cao nhất.     Lượng phân bón cho cây mía như thế nào?   Đầu tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem khi bón phân cho cây mía thì lượng phân được sử dụng như thế nào là hợp lý. Theo như chia sẻ từ chuyên gia nhà nông về phân bón cho cây mía thì chúng ta có thể sử dụng liều lượng như sau:   - Vôi: Chúng ta cần phải cung cấp với trọng lượng từ 0.8 đến 1.5 tấn. - Phân hữu cơ: Trọng lượng từ 10 đến 20 tấn bao gồm các loại như là phân rác, bã bùn, tro. Ngoài ra thì người dân cũng có thể thay thế bởi 1 hoặc là 2 tấn phân hữu cơ vi sinh nhé. - Phân hóa học: Lúc này thì tùy theo loại đất cũng như tùy theo điều kiện canh tác ở mỗi vùng mà người nông dân cần phải điều chỉnh lượng phân phù hợp. Tuy nhiên vẫn còn phải tuân thủ liều lượng trung bình về cách bón phân cho cây mía như là: 1. Nếu là xám cát và đất xám bạc màu:  • Mức độ thâm canh cao thì: Phân Đạm 200 – 250 kg/ha, Phân Lân 90 – 100 kg/ha và Phân Kali 180 – 200 kg/ha. • Mức độ thâm canh trung bình thì: Phân Đạm 160 – 200 kg/ha, Phân Lân 60 – 90 kg/ha và Phân Kali 180 – 200 kg/ha. 2. Nếu là đất cát pha: • Mức độ thâm canh cao thì: Phân Đạm 180 – 220 kg/ha, Phân Lân 80 – 100 kg/ha và Phân Kali 160 – 180 kg/ha. • Mức độ thâm canh trung bình thì: Phân Đạm 140 – 180 kg/ha, Phân Lân 50 – 80 kg/ha và Phân Kali 140 – 160 kg/ha. 3. Nếu là đất đồi: • Mức độ thâm canh cao thì: Phân Đạm 200 – 230 kg/ha, Phân Lân 80 - 100 kg/ha và Phân Kali 150 - 180 kg/ha. • Mức độ thâm canh trung bình thì: Phân Đạm 150 – 200 kg/ha, Phân Lân 60 - 80 kg/ha và Phân Kali 120 – 150 kg/ha. 4. Nếu là đất phèn: • Mức độ thâm canh cao thì: Phân Đạm 200 – 250 kg/ha, Phân Lân 100 – 120 kg/ha và Phân Kali 180 – 220 kg/ha. • Mức độ thâm canh trung bình thì: Phân Đạm 160 - 200 kg/ha, Phân Lân 80 - 100 kg/ha và Phân Kali 150 – 180 kg/ha. 5. Nếu là đất phù sa cổ: • Mức độ thâm canh cao thì: Phân Đạm 180 – 220 kg/ha, Phân Lân 70 – 90 kg/ha và Phân Kali 160 – 180 kg/ha. • Mức độ thâm canh trung bình thì: Phân Đạm 140 – 180 kg/ha, Phân Lân 50 – 70 kg/ha và Phân Kali 120 – 160 kg/ha. Quy trình bón phân cho cây mía đạt chuẩn   Đồng thời thì người dân cũng cần phải tuân thủ theo quy trình bón phân đạt chuẩn như sau: - Cần phải bón lót cho mỗi ha từ khoảng 1 đến 1.5 tấn vôi bột trước khi làm đất và 20 đến 30 tấn phân hữu cơ khi trồng nếu đó là mía tơ. - Cần phải bón từ 20 đến 30 tấn phân hữu cơ/ha và bón vào rãnh sát hàng mía rồi vùi phân lại nếu đó là mía gốc. - Bón lót vào rãnh cây mía sau khi trồng đối với mía tơ. - Bón ngay sau khi đốn với mía gốc có tưới. - Nên bón thúc lần 1 khi kết thúc đợt nảy mầm và cây mía bắt đầu đẻ nhánh tức là vào khoảng từ 30 đến 40 ngày sau khi trồng ở dòng mía tơ và từ 35 đến 40 ngày đối với dòng mía gốc. - Trường hợp mía trồng vụ 2 thông thường lúc này sẽ là cuối mùa mưa thì chúng ta cần phải bón thúc lần 1 vào đầu mùa mưa năm sau và bón thúc lần 2 cách lần 1 từ 35 đến 40 ngày.     Những loại phân bón lá cho cây mía hiệu quả   Với câu hỏi bón phân gì cho cây mía thì chúng ta có thể dùng những loại phân như là NPK Phượng Hoàng 20.20.15+TE, NPK Amino 16-16-8-6S+TE hoặc NPK Amino 20.15.7+TE cho giai đoạn bón lót và thúc đẻ nhánh, NPK Amino 15-5-20+TE hoặc NPK Amino 16-7-18+TE cho giai đoạn thúc vươn lóng...       Đây đều là những loại phân bón được sản xuất theo quy trình công nghệ bọc áo Nano, cung cấp thêm nhiều dưỡng chất cực kỳ cao và có công dụng quan trọng trong việc kích thích để rễ phát triển nhanh, mạnh và dài, đồng thời còn giúp cây nảy chồi mạnh, ra lá nhanh, tăng trưởng tốt hơn. Từ đó giúp tăng trưởng năng suất cho cây mía để giúp bà con có được vụ mùa tốt nhất.    Và theo như thống kê thì đây chính là những loại phân được rất nhiều bà con áp dụng và đều cảm thấy hài lòng bởi hiệu quả mà nó mang đến, bởi việc sử dụng phân bón ứng dụng công nghệ nano vào sản phẩm mang đến nhiều những ưu điểm vượt trội như là: - Tăng độ xanh và bền màu của cây, giúp cây đâm chồi đẻ nhánh khỏe hơn. - Tránh tình trạng thất thoát lượng phân NPK ra bên ngoài. - Có thể giảm đến từ 20 đến 30% lượng phân bón hóa học do đó giảm thiểu chi phí nông dược hiệu quả. - Kích thích tăng năng suất cây mía từ 10 đến 20%.   Vậy là những chia sẻ bài viết đưa ra đã giúp bà con hiểu rõ hơn về kỹ thuật bón phân cho cây mía cũng như những loại phân được sử dụng phổ biến khi trồng cây mía. Nếu còn bất cứ câu hỏi hay băn khoăn, thắc mắc liên quan cần tư vấn vui lòng liên hệ ngay với http://phanbonphuonghoang.com .   Đội ngũ nhân viên tư vấn nhiệt tình và giàu kinh nghiệm sẽ kịp thời cung cấp nhiều kiến thức, chia sẻ những băn khoăn, thắc mắc liên quan đến việc bón phân cho cây mía nói chung và các loại cây khác nói riêng để mang đến năng suất cao nhất.  
Quy trình và loại phân bón bón phân cho cây lúa nước

Quy trình và loại phân bón bón phân cho cây lúa nước

Quy trình bón phân cho cây lúa nước như thế nào và nên dùng loại phân như thế nào để đảm bảo mang đến hiệu quả chính là điều mà bất cứ người nông dân nào cũng thắc mắc. Bởi lẽ để đảm bảo một cây lúa phát triển tốt và cho năng suất cao thì phương pháp bón phân cho cây lúa và chọn loại phân nào để bón chính là vấn đề quan trọng hàng đầu mà người trồng lúa cần phải quan tâm.   Chính vì lẽ ấy những thông tin bài viết được chia sẻ dưới đây chúng tôi hy vọng rằng sẽ giúp cho người nông dân của chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về quy trình bón phân, cách bón phân cho cây lúa và những loại phân phù hợp để sử dụng cho cây lúa.   TÌM HIỂU CÁC GIAI ĐOẠN BÓN PHÂN CHO CÂY LÚA   Cách bón phân lân cho cây lúa không phải chỉ dựa vào cảm tính mà người nông dân cần phải hiểu rõ đâu mới thực sự là giai đoạn cần phải bón phân cho cây lúa. Theo như các chuyên gia ngành nông nghiệp chia sẻ thì sử dụng phân bón cho cây lúa cần thực hiện theo các giai đoạn như sau:   Thứ nhất: Bón lót cho lúa - Đây chính là giai đoạn đầu tiên mà người nông dân cần nhớ. Khi bón lót cho lúa nước chúng ta có thể dùng phân chuồng và phân lân kèm theo phân đạm và phân kali.  - Bởi vì ở giai đoạn sinh trưởng đầu tiên thì cây lúa non cần được bổ sung lân để có thể sớm ổn định và phát triển. Và phân bón cho cây lúa nước lúc này nên rải đều lên mặt ruộng trước khi gieo cấy. - Còn nếu như chúng ta quyết định chọn giống lúa đẻ nhánh nhiều hoặc giống lúa ngắn ngày thì nên bón nhiều phân kali. - Nếu như cấy lúa bằng mạ già thì bạn cần bón khoảng từ 1/3 đến 2/3 lượng đạm để bón lót cho cây. Thứ hai: Bón thúc giúp cây lúa đẻ nhánh - Là giai đoạn bón phân sau từ 15 đến 20 ngày sau khi cấy lúa. - Chúng ta có thể dùng phân đạm kết hợp với phân lân. - Trong trường hợp trồng lúa ở đất phèn và đất chua thì nên chọn phân bón cho cây lúa là phân lân nhằm giúp hạn phèn và độc tố trong đất cũng như cung cấp đủ dưỡng lân cho cây lúa. Tuy nhiên cần dùng lân hạt để tránh tình trạng hạt phân lân bám dính lá gây cháy. - Dùng phân đạm để bón thúc giúp cây lúa đẻ nhánh nhanh hơn. Đồng thời nếu như sử dụng giống lúa dài ngày và đẻ nhánh nhiều, trong điều kiện thời tiết nắng nóng hay cấy lúa với giống dài ngày thì cũng cần bón thêm nhiều đạm cho cây. Vì nhu cầu phân bón cho cây lúa là phân đạm lúc này tăng đáng kể. Thứ ba: Bón thúc đòng Bà con cần hiểu rõ bón phân thúc đòng đóng vai trò vô cùng quan trọng và nó quyết định đến năng suất cũng như hiệu quả của toàn bộ vụ lúa. Nếu như chúng ta bón đúng thì năng suất của cây lúa tăng từ 1 đến 2 tấn/ha. Ngược lại bón sai thì năng suất của cây lúa giảm từ 1 đến 2 tấn/ha. Khi đón phân thúc đòng cho cây lúa bà con cũng cần chú ý như sau: - Là giai đoạn sau khi gieo cấy lúa từ 40 đến 45 ngày với phân đạm và phân kali. - Với những giống lúa đẻ ít nhánh nhưng bông to và nặng hạt thì cần chú trọng nhiều đến bón đón đòng và nuôi hạt nhằm giúp cho bông lúa to hơn, hạt chắc hơn để năng suất cao hơn.  - Nên sử dụng phân kali để thúc đồng nếu như chúng ta gieo cấy lúa với giống đẻ nhánh ít, giống dài ngày hoặc giống gieo cấy thưa, gieo cấy ở đất phèn, đất kiềm hoặc là mưa nhiều. Thứ tư: Bón nuôi hạt - Phun phân bón lá từ 1 đến 2 lần giúp tăng số hạt chắc. Đây là thời kỳ bón phân quan trọng nếu như chúng ta trồng lúa ở đất có chế độ giữ phân kém.  - Do đó bà con nên nắm bắt kĩ về các công thức bón phân để vừa mang lại hiệu quả, mà lại tiết kiệm tối đa chi phí.   CÔNG THỨC BÓN PHÂN CHO CÂY LÚA NGẮN NGÀY   Với quy trình kỹ thuật bón phân cho cây lúa thì khi bón phân cho cây lúa nước thì chúng ta cần phải cân đối hàm lượng Đạm, Lân và Kali theo tỉ lệ phân Đạm từ 100 đến 110kg, phân Lân từ 30 đến 60kg và phân Kali từ 30 đến 50kg.   Theo từng thời kỳ thì công thức về lượng phân bón cho cây lúa sẽ có những thay đổi điển hình về kỹ thuật bón phân NPK cho cây lúa ngắn ngày như sau:   Trộn 2 gói Penac P với giống trước khi sạ, hoặc trộn với NPK 20.20.15 khi bón lần 1 Bón lần 1: 07-10 NSS ; bón 3 kg Urea PHOENIX + 12 kg NPK Phượng Hoàng 20.20.15+TE, phun bổ sung 1 gói ProExel 30.10.10+TE  30gram / 1000m2 Bón lần 2: 15-20 NSS ; bón 5 kg Urea PHOENIX + 5 kg DAP PHOENIX + 0,5 kg Humic Plantfood. Bón lần 3: 22-26 NSS; bón 10 kg NPK Amino 16.16.8-6S+TE  Bón lần 4: 35-40 NSS ; bón 8 kg NPK Phượng Hoàng 20.20.15 TE + phun 200-250g ProExel 15.30.15+TE / 1000m2 Bón lần 5: GIAI ĐOẠN BÓN PHÂN ĐÓN ĐÒNG - Chia làm 2 đợt bón.  Đợt 1) 50-55 NSS ; bón 15 kg NPK Amino 15-5-20+TE. Đợt 2) 55-60 NSS ; bón 10 kg NPK Amino 15-5-20+TE. Lưu ý bón đón đòng theo nguyên tắc không ngày không số, và bón đợt 1 cách đợt 2 khoảng 5 ngày. Bón lần 6: 69- 75 NSS; lúa chổ lẹt sẹt bón 2-5 kg NPK Amino 15-5-20 TE ( nếu thực sự cần thiết) và phun ProXel 12.0.43+TE dưỡng hạt, 1 gói 30g/1000m2, phun 7 ngày 1 lần.    QUY TRÌNH BÓN PHÂN CÂY NẾP ( 90 NGÀY)   Trộn 2 gói Penac P 50g với giống trước khi sạ (tốt nhất) hoặc trộn với NPK Phượng Hoàng 20.20.15+TE trước khi bón. Bón lần 1: 7-10 NSS ; bón 10 kg NPK Phượng Hoàng 20-20-15+TE + 5 kg Ure Phoenix. Phun bổ sung ProExel 30.10.10 gói 30/1000m2.  Bón lần 2: 15- 22 NSS ; bón 15 kg NPK Amino 16-16-8-6S+TE + 0,5 kg Humic Plantfood / 1000m2. Bón lần 3: BÓN PHÂN ĐÓN ĐÒNG; chia làm 2 đợt bón. Đợt 1) 35-40 NSS; bón 10 kg NPK Amino 16-16-8-6S+TE /1000m2. Đợt 2) 40-45 NSS; 20 kg NPK Amino 15-5-20+TE/1000m2. Bón lần 4: 55-60 NSS; lúa trổ điều sạ nuôi hạt bón 5 kg NPK Amino 15-5-20+TE. Phun bổ sung ProExel 12.0.43+TE để dưỡng hạt, 1 gói 30g/1000m2, phun 7 ngày 1 lần. Lưu ý: Liều lượng phân có thể sẽ thay đổi tùy tình hình của cây lúa và tăng thêm Penac P nếu đất bị xì phèn. Đây là bước rất quan trọng quyết định đến năng suất và hiệu quả của cả vụ lúa.    CÁCH BÓN PHÂN TRÊN VÀ CHỦNG LOẠI PHÂN NHƯ VẬY LIỆU CÓ GÒ BÓ KHÔNG?   Cách bón và liệu lượng bón trên là liều lượng khuyến cáo khi nông dân sử dụng sản phẩm phân bón Phượng Hoàng. Tuy nhiên liều lượng này hoàn toàn có thể thay đổi tùy vào điều kiện thực tế ở từng vùng.   Hiện nay có rất nhiều các loại phân bón cho cây lúa khác nhau, tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lúa và từng loại đất, giống lúa, thói quen mà người nông dân sẽ chọn lựa cho mình những sản phẩm cho phù hợp.     Tuy nhiên bà con khi có nhu cầu sử dụng phân bón ứng dụng công nghệ cao, sản phẩm phân bón Phượng Hoàng nên là lựa chọn hang đầu của quý bà con nông dân bởi những hiệu quả tối ưu mà sản phẩm đem lại: Đảm bảo giúp cho cây tốt hơn, xanh hơn và đâm chồi đẻ nhánh khỏe hơn. Tránh tối đa hàm lượng NPK có thể thất thoát ra ngoài mà cây không hấp thụ được. Có thể giảm đến 20-30% lượng phân bón hóa học do đó giúp giảm chi phí nông dược hiệu quả. Tăng năng suất lên đến từ 10-20% cho bà con nông dân có được một mùa bội thu. Đảm bảo nâng cao năng suất và chất lượng cây lúa qua đó cũng được đảm bảo cao hơn so với những dòng phân bón khác trên thị trường. Quý bà con nông dân thân mến, những chia sẻ bài viết đưa ra mong rằng đã giúp bà con hiểu rõ hơn về quy trình bón phân cho cây lúa nước cũng như các loại phân được sử dụng cho cây lúa nước. Nếu còn bất cứ câu hỏi hay thắc mắc liên quan cần tư vấn về vấn đề thời gian bón phân cho cây lúa hoặc để mua phân bón chuyên dùng cho cây lúa vui lòng liên hệ với https://phanbonphuonghoang.com để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất ngay hôm nay!   Phân bón Phượng Hoàng luôn đồng hành cùng bà con và mang đến những sản phẩm cao cấp, vượt trội nhưng vẫn đảm bảo tiết kiệm chi phí hiệu quả cho bà con nông dân. Chúc bà con tăng gia sản xuất và có vụ mùa bội thu.