Công ty TNHH sản xuất phân bón Phượng Hoàng

Kỹ thuật bón phân cho cây mía và loại phân bón mía tốt nhất?

Kỹ thuật bón phân cho cây mía và loại phân bón mía tốt nhất?

Tìm hiểu về kỹ thuật bón phân cho cây mía sẽ giúp cho người nông dân biết được lượng phân, thời điểm bón phân cũng như loại phân phù hợp theo từng giai đoạn phát triển của cây mía. Và đây chính là bí quyết quan trọng mang đến năng suất cao cho bà con trong quá trình trồng mía.

 

Hãy cùng tham khảo những chia sẻ từ bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về lượng phân bón cho cây mía, quy trình bón phân cho cây mía cũng như biết được loại phân nào nên sử dụng cho cây mía để mang đến năng suất cao nhất.

 

 

Lượng phân bón cho cây mía như thế nào?

 

Đầu tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem khi bón phân cho cây mía thì lượng phân được sử dụng như thế nào là hợp lý. Theo như chia sẻ từ chuyên gia nhà nông về phân bón cho cây mía thì chúng ta có thể sử dụng liều lượng như sau:

 

- Vôi: Chúng ta cần phải cung cấp với trọng lượng từ 0.8 đến 1.5 tấn.

- Phân hữu cơ: Trọng lượng từ 10 đến 20 tấn bao gồm các loại như là phân rác, bã bùn, tro. Ngoài ra thì người dân cũng có thể thay thế bởi 1 hoặc là 2 tấn phân hữu cơ vi sinh nhé.

- Phân hóa học: Lúc này thì tùy theo loại đất cũng như tùy theo điều kiện canh tác ở mỗi vùng mà người nông dân cần phải điều chỉnh lượng phân phù hợp. Tuy nhiên vẫn còn phải tuân thủ liều lượng trung bình về cách bón phân cho cây mía như là:

1. Nếu là xám cát và đất xám bạc màu: 

Mức độ thâm canh cao thì: Phân Đạm 200 – 250 kg/ha, Phân Lân 90 – 100 kg/ha và Phân Kali 180 – 200 kg/ha.

Mức độ thâm canh trung bình thì: Phân Đạm 160 – 200 kg/ha, Phân Lân 60 – 90 kg/ha và Phân Kali 180 – 200 kg/ha.

2. Nếu là đất cát pha:

Mức độ thâm canh cao thì: Phân Đạm 180 – 220 kg/ha, Phân Lân 80 – 100 kg/ha và Phân Kali 160 – 180 kg/ha.

Mức độ thâm canh trung bình thì: Phân Đạm 140 – 180 kg/ha, Phân Lân 50 – 80 kg/ha và Phân Kali 140 – 160 kg/ha.

3. Nếu là đất đồi:

Mức độ thâm canh cao thì: Phân Đạm 200 – 230 kg/ha, Phân Lân 80 - 100 kg/ha và Phân Kali 150 - 180 kg/ha.

Mức độ thâm canh trung bình thì: Phân Đạm 150 – 200 kg/ha, Phân Lân 60 - 80 kg/ha và Phân Kali 120 – 150 kg/ha.

4. Nếu là đất phèn:

Mức độ thâm canh cao thì: Phân Đạm 200 – 250 kg/ha, Phân Lân 100 – 120 kg/ha và Phân Kali 180 – 220 kg/ha.

Mức độ thâm canh trung bình thì: Phân Đạm 160 - 200 kg/ha, Phân Lân 80 - 100 kg/ha và Phân Kali 150 – 180 kg/ha.

5. Nếu là đất phù sa cổ:

Mức độ thâm canh cao thì: Phân Đạm 180 – 220 kg/ha, Phân Lân 70 – 90 kg/ha và Phân Kali 160 – 180 kg/ha.

Mức độ thâm canh trung bình thì: Phân Đạm 140 – 180 kg/ha, Phân Lân 50 – 70 kg/ha và Phân Kali 120 – 160 kg/ha.

Quy trình bón phân cho cây mía đạt chuẩn

 

Đồng thời thì người dân cũng cần phải tuân thủ theo quy trình bón phân đạt chuẩn như sau:

- Cần phải bón lót cho mỗi ha từ khoảng 1 đến 1.5 tấn vôi bột trước khi làm đất và 20 đến 30 tấn phân hữu cơ khi trồng nếu đó là mía tơ.

- Cần phải bón từ 20 đến 30 tấn phân hữu cơ/ha và bón vào rãnh sát hàng mía rồi vùi phân lại nếu đó là mía gốc.

- Bón lót vào rãnh cây mía sau khi trồng đối với mía tơ.

- Bón ngay sau khi đốn với mía gốc có tưới.

- Nên bón thúc lần 1 khi kết thúc đợt nảy mầm và cây mía bắt đầu đẻ nhánh tức là vào khoảng từ 30 đến 40 ngày sau khi trồng ở dòng mía tơ và từ 35 đến 40 ngày đối với dòng mía gốc.

- Trường hợp mía trồng vụ 2 thông thường lúc này sẽ là cuối mùa mưa thì chúng ta cần phải bón thúc lần 1 vào đầu mùa mưa năm sau và bón thúc lần 2 cách lần 1 từ 35 đến 40 ngày.

 

 

Những loại phân bón lá cho cây mía hiệu quả

 

Với câu hỏi bón phân gì cho cây mía thì chúng ta có thể dùng những loại phân như là NPK Phượng Hoàng 20.20.15+TE, NPK Amino 16-16-8-6S+TE hoặc NPK Amino 20.15.7+TE cho giai đoạn bón lót và thúc đẻ nhánh, NPK Amino 15-5-20+TE hoặc NPK Amino 16-7-18+TE cho giai đoạn thúc vươn lóng...

 

 

 

Đây đều là những loại phân bón được sản xuất theo quy trình công nghệ bọc áo Nano, cung cấp thêm nhiều dưỡng chất cực kỳ cao và có công dụng quan trọng trong việc kích thích để rễ phát triển nhanh, mạnh và dài, đồng thời còn giúp cây nảy chồi mạnh, ra lá nhanh, tăng trưởng tốt hơn. Từ đó giúp tăng trưởng năng suất cho cây mía để giúp bà con có được vụ mùa tốt nhất. 

 

Và theo như thống kê thì đây chính là những loại phân được rất nhiều bà con áp dụng và đều cảm thấy hài lòng bởi hiệu quả mà nó mang đến, bởi việc sử dụng phân bón ứng dụng công nghệ nano vào sản phẩm mang đến nhiều những ưu điểm vượt trội như là:

- Tăng độ xanh và bền màu của cây, giúp cây đâm chồi đẻ nhánh khỏe hơn.

- Tránh tình trạng thất thoát lượng phân NPK ra bên ngoài.

- Có thể giảm đến từ 20 đến 30% lượng phân bón hóa học do đó giảm thiểu chi phí nông dược hiệu quả.

- Kích thích tăng năng suất cây mía từ 10 đến 20%.

 

Vậy là những chia sẻ bài viết đưa ra đã giúp bà con hiểu rõ hơn về kỹ thuật bón phân cho cây mía cũng như những loại phân được sử dụng phổ biến khi trồng cây mía. Nếu còn bất cứ câu hỏi hay băn khoăn, thắc mắc liên quan cần tư vấn vui lòng liên hệ ngay với http://phanbonphuonghoang.com .

 

Đội ngũ nhân viên tư vấn nhiệt tình và giàu kinh nghiệm sẽ kịp thời cung cấp nhiều kiến thức, chia sẻ những băn khoăn, thắc mắc liên quan đến việc bón phân cho cây mía nói chung và các loại cây khác nói riêng để mang đến năng suất cao nhất.