GIỚI THIỆU VỀ CÂY ỚT (Capsium frutescens L) - Cây ớt có tên khoa học Capsium frutescens L; Capsium annuum L. thuộc họ Cà Solanaceae. Cây ớt là cây gia vị, thân thảo, thân dưới hóa gỗ, có thể sống vài năm. - Các nhóm ớt hiện nay: nhóm ớt cay (gia vị), nhóm ớt ngọt, nhóm ớt cảnh. - Một số giống ớt phổ biến trong sản xuất: ớt chùm trái đen, ớt chùm trái vàng nhưng phổ biến nhất là ớt Sừng trâu, ớt Chỉ thiên, ớt lai TN 255, TN 256, TN341, TN600,... CÁC GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG CỦA ỚT KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY ỚT * Chuẩn bị đất: - Đất thoáng xốp như: đất cát pha, đất thịt pha sét,đất phù sa ven sông và đất canh tác lúa. - Lên luống: cao thấp tùy mùa vụ, rộng 40-50cm (trồng một hàng) rãnh rộng 40-50cm; trồng hàng đôi mặt luống rộng 1-1,2 cm. * Thời vụ: - Vụ sớm: Gieo tháng 8-9, trồng tháng 9-10, bắt đầu thu hoạch tháng 12-1 và kéo dài đến tháng 4 - 5 năm sau. - Vụ chính (Đông Xuân): Gieo tháng 10-11, trồng tháng 11-12, bắt đầu thu hoạch tháng 2-3. * Gieo hạt: - Ngâm ủ hạt giống: ngâm ủ hạt trong 24 – 48h. Sau đó đem gieo những hạt đã nứt mầm. - Gieo hạt vào bầu đất, rải một lượt thuốc Basudin hạt đề phòng kiến và dế, sâu đất phá hại. Tưới đẫm nước, giữ ẩm để hạt dễ nảy mầm. - Khi cây có 4-5 lá thật (25-35 NSKG), chọn những cây phát triển tốt, không bị nhiễm sâu bệnh, có thể tiến hành đem ra trồng. - Khoảng cách trồng: Hàng đơn cách hàng đơn 1,0-1,2m, cây cách cây 0,5m. Hàng đôi cách hàng đôi 1,2-1,4m.- Vụ Hè Thu: Gieo tháng 4-5, trồng tháng 5-6, thu hoạch 8-9. * Chăm sóc: - Tưới nước: dùng nước giếng khoan, nước sông không bị ô nhiễm. Đảm bảo thoát nước tốt (mùa mưa), tưới nước đầy đủ (mùa nắng). - Tỉa nhánh: Tỉa bỏ các cành, lá dưới điểm phân cành để cây ớt phân tán rộng và gốc được thông thoáng, hạn chế sâu bệnh phát triển. - Làm giàn: làm bằng cây hay dây ni lông. Mỗi hàng ớt cắm 2 trụ cây lớn ở 2 đầu, dùng dây căng dọc theo hàng ớt nối với 2 trụ cây, khi cây ớt cao tới đâu căng dây tới đó để giữ cây đứng thẳng. QUY TRÌNH BÓN PHÂN CHO CÂY ỚT Chú ý: - Khi cây con còn nhỏ, tưới NPK hoặc DAP với lượng pha loãng 2 – 3% với nước vào gần gốc nếu cần.- Trong giai đoạn nuôi trái, trái ớt thường bị thối đuôi do thiếu canxi. Vì vậy, cần phun bổ sung CaCl2 định kỳ 15 ngày/lần. Đồng thời, phun thêm Bo để ớt dễ đậu trái và ngừa trái bị sẹo.- Bón phân hóa học phải xa gốc, tưới phân và phun phân bón lá phải đúng liều lượng. - Kết hợp làm cỏ, lấp phân, vun gốc mỗi lần bón thúc phân. MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN DÀNH CHO CÂY ỚT Hy vọng rằng với những thông tin chia sẻ trên đã giúp bà con hiểu thêm về QUY TRÌNH CANH TÁC VÀ BÓN PHÂN CHO CÂY ỚT. Tuy nhiên, tùy theo đặc tính từng vùng đất, giống cây,... sẽ có từng cách canh tác và bón phù hợp. Để được tư vấn rõ hơn về quy trình bón phân cho cây ớt hoặc sử dụng phân bón nào thích hợp cho cây ớt, bà con có thể liên hệ Công ty TNHH Sản xuất Phân bón Phượng Hoàng để nhận được sự tư vấn hỗ trợ tốt nhất!Cảm ơn bà con đã hành cùng công ty. Kính chúc quý bà con có một vụ mùa bội thu!! Website: http://phanbonphuonghoang.com