Công ty TNHH sản xuất phân bón Phượng Hoàng

Ứng dụng của chế phẩm sinh học Penac P

Ứng dụng của chế phẩm sinh học Penac P

     Hoạt chất sinh học Penac P là gì? Chế phẩm Penac xuất xứ từ Cty Plocher Entergie systeme của CHLB Đức chế ra, nhưng Cty Penac Trading AG Thụy Sĩ đem đến Việt Nam đầu năm 1994 để quảng bá và thử nghiệm. Đến ngày 6/3/1998 các chế phẩm Penac được Bộ NN-PTNT cho phép áp dụng trong sản xuất nông nghiệp theo quyết định số 860QĐ/BNN-KHCN. Thành phần của Penac gồm: Si02 chiếm 99,20%, có thể nói đây là thành phần chủ lực của sản phẩm. Ngoài ra còn có Al203 0,42%, Fe203 0,021%, Ti02, 0,03%, K20 0,11%, Na203 0,01%, Ca0 0,02% và Mg0 0,02%. Những thành phần này tuy có hàm lượng thấp, nhưng cũng đóng vai trò quan trọng. Phương pháp chế biến các loại Penac bằng một loại thiết bị đặc biệt có từ trường mạnh làm cho Penac có cả chức năng truyền năng lượng và cung cấp dưỡng chất cho cây. Nhờ vậy mà chỉ cần sử dụng một lượng nhỏ để bón phối hợp với phân hay hòa loãng phun trực tiếp lên cây đều có thể giúp giảm bớt một lượng phân khoáng đáng kể mà năng suất thu được tương đương hay cao hơn trường hợp không có Penac, do đó lợi nhuận mang lại cũng cao hơn đối chứng.      Tác dụng của Penac P là gì? 1/ Phòng chống ngộ độc hữu cơ thông qua cơ chế cung cấp năng lượng và sóng vật lý giúp hạ phèn, đen rễ, nghẹt rễ, chống vàng lá, bạc lá. 2/ Kích thích bộ rễ phát triển mạnh, giúp cây phát triển tốt, đâm cành khỏe, tăng cường quang hợp 3/ Tăng cường dinh dưỡng cho cây thông qua cơ chế kích thích sự phát triển mạnh mẽ của các vi sinh vật có lợi trong đất, phân giải mạnh các chất hữu cơ - rơm rạ, cung cấp vitamin và các loại men có lợi cho cây trồng. 4/ Tăng cường khả năng chống lại các điều kiện thời tiết bất thuận, tăng cường khả năng chống lại sâu bệnh hại cũng như phát triển sự cứng cáp cho cây thông qua việc kích thích phát triển lớp Cutine của tế bào cây trồng giúp cây mạnh khỏe  - cứng cáp, hạn chế sự xâm nhập và các vi sinh vật gây hại 5/ Giảm lượng phân bón, giảm lượng sử dụng thuốc BVTV, nâng cao năng suất cây trồng và cải tạo lại đất đai canh tác. Hướng bà con con nông dân đến nền nông nghiệp sạch - vững mạnh và nâng cao hiệu quả kinh tế cây trồng.      Sử dụng Penac P như thế nào?  1/ Đối với cây lúa: Tốt nhất là trộn 50-100g Penac P với lúa giống/1000 m2 trước khi sạ 1-2 ngày hoặc trộn chung với NPK trước khi bón thúc lần đầu tiên. 2/ Đối với cây ăn trái: Hòa vào nước để tưới hoặc trộn chung với NPK trước khi bón, 50g/ 1 gốc. Có thể pha chung cùng thuốc BVTV hoặc phân bón lá để phun.
Bón phân cho cây Lúa

Bón phân cho cây Lúa

  Cách 1: Trước khi sạ, trộn giống với Pennac P (1-2 gói (50g)/1000m2)   - Bón thúc lần 1: 7 – 10 ngày sau sạ, 12-15  kg NPK 20.15.5+TE  + phun  siêu tăng trưởng 30-10-10 (dạng gói) - Bón thúc lần 2: 20 – 22 ngày sau sạ, 10-15 kg NPK 25.20.5 + 0,5 kg Humic Plantfood. - Bón thúc lần 3: 32 – 35 ngày sau sạ, 10-15 kg NPK 20.15.5+TE + 1L Humat Kali. - Bón thúc lần 4 (bón đón đòng): 45 – 50 ngày sau sạ, 10-15 kg NPK 15.5.20+TE và phun hỗ trợ 200g 15.30.15+TE  (dạng gói) - Lúa vào hạt phun siêu to hạt 12.0.43 (dạng gói)   >> Xem thêm nhiều chi tiết hơn tại: QUY TRÌNH VÀ LOẠI PHÂN BÓN BÓN PHÂN CHO CÂY LÚA NƯỚC Cách 2 : Trước khi sạ, trộn giống với Penac P (1-2 gói (50g)/1000m2) - Bón thúc lần 1: 7-10 ngày sau sạ, bón NPK 20.20.15+TE hoặc NPK 16.16.8+TE  = 10-15 kg + 10 kg Khoáng hữu cơ (có thể thay thế bằng 2-3 kg Urea PHOENIX) - Bón thúc lần 2: 20 – 22 ngày sau sạ, bón 15-20 kg NPK 16.16.8+TE - Bón bón đón đòng : 45 – 50 ngày sau sạ, 15-20 kg NPK 15.5.20+TE  - Lúa vào hạt phun bổ trợ siêu to hạt 30g 12.0.43+TE (dạng gói)    
Bón phân cho cây Cà Phê

Bón phân cho cây Cà Phê

      BÓN PHÂN CHO CÀ PHÊ TRỒNG MỚI Khi bắt đầu trồng: 3 - 5 kg/cây phân khoáng hữu cơ 12 - 6 - 4+TE phượng Hoàng +  0,5 - 1kg lân tạo mầm PH + vôi bột. Trộn đều với đất mặt và bón xuống hố trước 1 – 2 tháng khi trồng.         GIAI ĐOẠN KIẾN THIẾT CƠ BẢN Sử dụng phân NPK 16-16-8+TE hoặc NPK 20-20-15+TE bón với liều lượng sau: - Năm thứ 1: 400-600 kg/ha - Năm thứ 2: 600-700 kg/ha - Năm thứ 3: 800-900 kg/ha - Lượng phân trên được chia ra bón 3 lần trong mùa mưa. Cách bón: Đầu tiên cần đào một rãnh nhỏ cách gốc từ 15 đến 20 cm sau đó bón phân NPK vào rãnh sâu từ 3 đến 5 cm, lấp đất lại và tưới nước vừa đủ để phân tan vào đất.            BÓN PHÂN THỜI KÌ KINH DOANH + Đợt 1 (Bón vào đầu mùa khô khi tưới đợt 1): bón phục hồi NPK 25-20-5+TE: 250-300kg, sau đó bón 200-300 kg phân NPK 22-6-6 +TE Phượng Hoàng kết hợp với đợt tưới nước 1. + Đợt 2 (Bón vào gần cuối mùa khô khi tưới đợt 2, 3: 200-300 kg phân NPK 22-6-6+TE Phượng Hoàng + 300 – 700 kg/ha Lân tạo mầm. + Đợt 3 (Bón vào đầu mùa mưa, khi mưa đã đều): 500-700 kg phân NPK Amino 16-16-8+TE Phượng Hoàng + Đợt 4 (Bón vào giữa mùa mưa): 700-800 kg phân NPK Amino 16-7-18+TE Phượng Hoàng. + Đợt 5 (Bón vào gần cuối mùa mưa, trước khi chấm dứt mưa ít nhất là 20 ngày): 800-1000 kg phân NPK Amino 16-7-18+TE.  
Bón phân cho cây Cao Su

Bón phân cho cây Cao Su

Bón phân thời kì kiến thiết cơ bản: Bón lót trước khi trồng: phân khoáng hữu cơ Phượng Hoàng  12-6-4 TE + 20%HC: 250 – 300 kg/ha + vôi bột.  Loại phân NPK 20.20.15 +TE hoặc 16.16.8 +TE Phượng Hoàng, lượng bón theo các năm tuổi dưới đây:   - Năm thứ 1: bón từ 150-200 kg/ha.   - Năm thứ 2: bón từ 200-250 kg/ha.   - Năm thứ 3: bón từ 250-300 kg/ha.   - Năm thứ 4: bón từ 350-400 kg/ha.   - Năm thứ 5: bón từ 450-500 kg/ha.   - Năm thứ 6: bón từ 550-600 kg/ha. * Lưu ý : Trên đất đỏ chọn mức thấp, trên đất xám bạc màu và các loại đất khác chọn mức cao nhất. Đồng thời tùy theo tình trạng cây có thể điều chỉnh mức phân cho phù hợp. Bón các mức phân này sẽ tạo điều kiện cho vanh thân phát triển tối đa để chuyển vào khai khác được thuận lợi. Bón phân thời kì kinh doanh:  NPK Amino 16.7.18 +TE chia ra bón 3 đợt / ha: đợt 1 - đầu mùa mưa; đợt 2 - giữa mùa mưa và đợt 3 - cuối mùa mưa. Lượng bón và thời kỳ bón được tóm tắt như sau:   - Đất đỏ bazan, đất đen: Đầu mùa mưa: 200-250kg. Giữa mùa mưa: 100-150kg. Cuối mùa mưa: 150-200kg.   - Đất xám bạc màu, đất khác: Đầu mùa mưa: 250-300kg. Giữa mùa mưa: 100-150kg. Cuối mùa mưa: 150-250kg. * Lưu ý:  Có thể được điều chỉnh tùy tình trạng thực tế từng vườn cao su. Nhưng áp dụng lượng phân này sẽ rất thuận lợi công bón, chỉ có 1 loại phân nhưng cân đối về tỷ lệ dinh dưỡng cho cao su khai thác để có năng suất và hiệu quả kinh tế tối ưu.