Công ty TNHH sản xuất phân bón Phượng Hoàng

QUY TRÌNH BÓN PHÂN CHO CÂY BƯỞI ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

QUY TRÌNH BÓN PHÂN CHO CÂY BƯỞI ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

Bưởi diễn và bưởi da xanh hiện là 2 dòng bưởi giá trị cao được nhiều nghiên cứu cách bón phân cho cây bưởi và trồng nhiều nhất hiện nay, hứa hẹn sẽ mang đến năng suất và hiệu quả kinh tế cao cho bà con nếu như được trồng, chăm sóc và có được quy trình bón phân cho cây bưởi đúng cách. Bởi vì cũng tương tự như một số loại cây trồng khác tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng của cây mà chúng ta bổ sung lượng phân bón khác nhau cho cây bưởi.   Bài viết hôm nay chúng tôi xin được chia sẻ cùng bà con quy trình bón phân và loại phân bón cho cây bưởi tốt nhất. Bà con hãy cùng tham khảo để có thêm thông tin hữu ích đối với việc bón phân cho bón phân cho cây bưởi diễn hoặc cây bưởi da xanh của mình.   CÁCH BÓN PHÂN CHO TỪNG LOẠI GIỐNG BƯỞI KHÁC NHAU   Chắc chắn rằng bất cứ ai cũng biết rằng mỗi một giống bưởi khác nhau sẽ yêu cầu lượng phân bón cùng thời điểm khác nhau. Vì vậy hôm nay chúng tôi xin được đưa ra 2 cách bón phân rõ ràng đối với cây bưởi diễn và cây bưởi da xanh để bà con có thể dễ dàng hơn trong việc chăm sóc cho vườn bưởi nha mình: 1. Cách bón phân cho cây bưởi diễn     Đầu tiên về cây bưởi diễn thì ba con hãy thực hiện theo hướng dẫn cách bón phân cho cây bưởi sau đây: - Đối với cây 1 năm tuổi chúng ta tiến hành 1 tháng 1 bón phân 1 lần theo lượng phân bón cho cây bưởi đó là: Nước phân chường pha tỉ lệ 1:3 đến 1:5 nghĩa là pha cùng 3 đến 5 lít nước. Theo đó với mỗi cây sẽ tươi từ 5 đến 10 lít. Còn nếu như bà con dùng phân đạm ure thì hãy pha theo tỉ lệ là 1:100, - Đối với cây bưởi diễn từ 2 đến 3 năm tuổi thì khi bón phân sẽ được chia thành 3 đợt như sau: •Đợt 1: Tiến hành bón vào tháng 1, 2 giúp thúc lộc xuân với 15 đến 20kg phân chuồng ủ thêm cùng 0,5kg phân NPK. Đồng thời khi bón nên xới tơi đất rồi bón phân theo xung quanh bóng tán cây bưởi. •Đợt 2: Bón vào tháng 4, 5 nhằm thúc lộc hè. Hãy pha nước phân chuồng theo tỉ lệ 1:3 đến 1:5 và tưới trung bình 10 – 15 lít/ cây. Nếu không áp dụng bón phân chuồng cho cây bưởi bà con có thể dùng 0,2kg - 0,3kg đạm ure và 0,25 đến 0,3 kg sunfat kali pha theo tỉ lệ 1:100 để tưới cho cây nếu không có phân chuồng. •Đợt 3: Bón vào tháng 7, 8 nhằm thúc lộc thu. Và ở đợt này bà con cũng áp dụng liều lượng và kỹ thuật bón phân cho cây bưởi diễn tương tự như là đợt 2. - Đối với cây bưởi diễn từ 4 năm tuổi trở đi bà con cũng tiến hành bón phân cho nó theo 4 đợt như sau: •Đợt 1: Bón phân thúc lộc xuân vào tháng 1, 2. Bà con dùng 25 - 30 lít phân chuồng đã ủ và pha theo tỉ lệ 1:3 đến 1:5. Ngoài ra bà con có thể pha bằng 0,3 - 0,5 kg phân supe lân theo tỉ lệ 1: 100 để tươi cho cây bưởi diễn. •Đợt 2: Bà con tiến hành bón phân thúc quả cho cây vào tháng 4, 5. Hãy dùng phân chuồng (có thể bón phân bò cho cây bưởi) pha theo tỉ lệ 1:3 đến 1:5 và mỗi cây tưới từ 10 đến 15 lít nước phân chuồng. Bà con cũng có thể pha bằng 0,3 kg - 0,5 kg Kali theo tỉ lệ là 1:100. •Đợt 3: Tiến hành bón thúc quả cho cây bưởi diễn vào lần 2 tức là vào tháng 6 và 7. Về liều lượng phân bón tương tự như ở đợt 2. •Đợt 4: Tiến hành bón thúc quả lần 3 ở tháng 8, 9. Nếu quả đã chuyển sang màu vàng hung thì dùng những loại phân cùng liều lượng bón cũng như cách bón đã hướng dẫn ở đợt 2. Bên cạnh đó để tăng năng suất cho cây bưởi diễn thì ngoài việc sử dụng phân bón hữu cơ cho cây bưởi bà con có thể kết hợp thêm với những loại phân vi lượng khác như là magie, bo hoặc kẽm.. 2. Cách bón phân cho cây bưởi da xanh     Đối với cách bón phân cây bưởi mới trồng da xanh bà con tiến hành bón phân cho nó theo quy trình và thời điểm bón phân cho cây bưởi như sau: - Ở năm đầu tiên: Lúc này thì lượng phân trong hố của cây vẫn còn khá dồi dào thế nên bà con chỉ cần bón thúc với phân ure pha loãng cùng nước để tưới theo tỉ lệ 1%. Mỗi lần tưới phân sẽ cách nhau trung bình từ 20 đến 30 ngày. - Ở năm thứ 2 và 3: Đây là giai đoạn kiến thiết bà con hãy tuân thủ kỹ thuật bón phân cho cây bưởi da xanh như sau. Hãy bón mỗi gốc cây bưởi từ 30 - 40kg phân chuồng kết hợp 100g DAP và 300g Ure kèm với 300g kali rồi chia làm 4 đợt bón như sau: •Đợt 1: Vào cuối mùa mưa bà con bón 100% phân hữu cơ cho cây bưởi cùng phân lân. •Đợt 2: Tháng 1 đến tháng 3 dương lịch bón 30% lượng phân ure và phân kali. •Đợt 3: Tháng 5 đến tháng 6 dương lịch bà con tiếp tục bón 30% lượng phân ure và phân kali. •Đợt 4: Vào tháng 7 đến tháng 8 dương lịch bà con hãy bón hết số phân còn lại. - Từ năm thứ 3 trở đi: Đây là giai đoạn kinh doanh nên chúng ta cần bổ sung nhiều dinh dưỡng cho cây bưởi diễn. Vì vậy bà con hãy tăng lượng phân lên theo tỉ lệ: 50kg phân chuồng, 500g phân lân, 500g phân kali và 500g phân ure. Khi bón cũng tiến hành chia làm 4 đợt tương tự như giai đoạn kiến thiết. Bên cạnh đó một lưu ý chung cho bà con đó là đừng quên phun bổ sung phân bón lá mỗi năm khoảng từ 3 đến 4 đợt. PHÂN BÓN THƯỜNG ĐƯỢC DÙNG CHO CÂY BƯỞI   Khi bón phân cho cây bưởi để nâng cao năng suất bà con có thể chọn các loại phân bón cho cây bưởi chất lượng như là: - Về phân bón gốc: + Giai đoạn kiến thiết cơ bản:  * Nên dùng Phân bón Kim Cương NPK 21-11-8+2S+TE, Phân bón Kim Cương NPK 18-12-8+TE, NPK Phượng Hoàng 20-20-15+TE, NPK Amino 16-16-8-6S+TE ,...   + Giai đoạn kinh doanh : * Kích thích ra tược: Phân bón Kim Cương NPK 18-12-8+TE, NPK TS ĐA DỤNG 20-15-7+TE hoặc NPK Amino 16-16-8-6S+TE. * Thúc ra hoa :  Phân bón Kim Cương NPK 18-12-8+TE, NPK TS ĐA DỤNG 20-15-7+TE. * Nuôi trái:  NPK WOPROFERT 12-12-17+1Mg, NPK Amino 15-15-15+TE, NPK Phượng Hoàng 16-16-16+TE hoặc NPK Amino 15-5-20+TE   - Về phân bón lá cho cây bưởi:     - PROEXCEL 15-30-15+TE sẽ giúp cho cây bưởi được tạo mầm hoa nhiều, ra hoa sớm, giảm tỷ lệ rụng và khô bông từ đó tăng năng suất vượt trội.    - PROEXCEL 21-21-21+TE, PROEXCEL 6-32-32+TE giúp ra hoa, dưỡng trái, chống rụng trái, thối trái, giúp trái bóng đẹp.     Phân bón Phượng Hoàng được sản xuất theo quy trình công nghệ bọc áo Nano, cung cấp thêm nhiều hoạt chất có công dụng quan trọng trong việc kích thích rễ phát triển nhanh, phục hồi nhanh sau thu hoạch, tăng ra hoa, đậu trái, giúp nuôi trái, hạn chế rụng trái tăng năng suất cây trồng.  Hy vọng những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp bà con hiểu rõ hơn về quy trình canh tác và bón phân cho cây mía. Tuy nhiên, tùy theo đặc tính từng vùng đất, tuổi cây, giống cây bưởi,... sẽ có từng cách bón phân phù hợp. Để được tư vấn rõ hơn về quy trình bón phân cho cây bưởihoặc sử dụng phân bón nào thích hợp cho cây bưởi vui lòng liên hệ Công ty TNHH Sản xuất Phân bón Phượng Hoàng để nhận được sự tư vấn hỗ trợ tốt nhất! Kính chúc quý bà con có một vụ mùa bội thu!! Website: http://phanbonphuonghoang.com
Quy trình bón phân và phân bón phù hợp cho cây hồ tiêu

Quy trình bón phân và phân bón phù hợp cho cây hồ tiêu

    Hồ Tiêu là cây công nghiệp lâu năm, thân bò, cần có trụ để cây bám rễ. Cây thích hợp với vùng xích đạo và nhiệt đới. Cần có nhiệt độ bình quân cao, khoảng 22 - 280C.     Để bà con hiểu rõ hơn về việc bón phân cho cây tiêu, bài viết được chia sẻ dưới đây chúng tôi sẽ chia sẽ cùng bà con về vấn đề làm thế nào để bón phân cho cây tiêu hiệu quả và loại phân bón chuyên dùng cho cây tiêu. Mời bà con cùng tham khảo để có thêm nhiều thông tin quan trọng đối với việc dùng phân bón cho cây tiêu nhằm đạt được năng suất tốt nhất. Tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng cho cây tiêu     Theo như khảo sát thì hiện nay có rất nhiều hộ nông dân vẫn còn chưa tìm ra cách bón phân cân đối, hợp lý cho cây tiêu hợp lý. Chính điều này dẫn đến cây tiêu đậu trái không nhiều.     Ngoài ra, vẫn còn một số tình trạng do sử dụng phân bón quá liều lượng dẫn đến vừa tiêu tốn lượng phân bón cho cây tiêu lại vừa không đảm bảo hiệu quả, gây lãng phí tiền của bà con.       Và theo như các chuyên gia nông nghiệp chia sẻ thì cây tiêu có nhu cầu phân bón cao và cần phải rải đều trong năm. Với vấn đề bón phân NPK cho cây tiêu thì lá có hàm lượng cần phải dao động khoảng từ 3,1-3,4% N; 0,16-0,18% P2O5; 3,4-4,3% K2O; 0,44% MgO; 1,67% CaO. Có thể thấy rõ rằng cây tiêu cần nhiều đạm nhất rồi đến kali, lân, canxi cùng nhiều các vi lượng quan trọng khác.     Các nguyên tố đa lượng có các vai trò khác nhau như là:     - Với đạm sẽ giúp cây tiêu hình thành chồi cũng như phát triển thân và lá, quả  nhanh hơn. Đồng thời nếu như thiếu đạm sẽ khiến cho cây phát triển kém, ngược lại nếu thừa đạm sẽ khiến cho cây quả ít và còn gặp nhiều sâu bệnh.      - Với lân sẽ giúp cho rễ cây tiêu phát triển đồng thời giúp cho mầm hoa cũng được thúc đẩy phát triển hơn. Khi cây thiếu lân thì bị cằn cỗi, lá sẽ có màu vàng.     - Với Kali thì nó sẽ giúp cho cây tiêu có chế độ quang hợp tốt hơn và giảm rụng quả, tăng chất lượng về quả, tăng sức đề kháng cho cây. Chính vì lẽ đó nếu như cung cấp thiếu kali sẽ khiến cho cây tiêu bị lá xoắn và khô tại khu vực bìa lá.   Quy trình sử dụng phân bón cho cây hồ tiêu Khi bón phân cho cây hồ tiêu kiến thiết cơ bản và cây hồ tiêu kinh doanh thì bà con có thể bón phân theo liều lượng sau: Bảng 1. Bón phân cho cây hồ tiêu giai đoạn kiến thiết cơ bản             Bảng 2. Bón phân cho cây hồ tiêu giai đoạn kinh doanh Phân bón phù hợp để bón cho cây tiêu     Có rất nhiều chủng loại sản phẩm phù hợp với từng điều kiện canh tác khác nhau để người nông dân lựa chọn.  Phân bón Phượng Hoàng chuyên sử dụng cho cây công nghiệp cũng là một lựa chọn để bà con nông dân tin tưởng.     Phân bón Phượng Hoàng được sản xuất theo công nghệ bọc áo Nano - ứng dụng mới trong nông nghiệp, đây là công nghệ mới được sản xuất theo quy trình hiện đại, mang đến nhiều ưu điểm như là: giảm lượng bón, số lần bón, giảm phát thải, tiết kiệm phân bón mà vẫn nâng cao năng suất cho bà con nông dân.       - Đối với phân bón gốc: Có thể sử dụng các loại phân như: NPK AMINO 16-16-8+6S+TE, Phân bón Kim cương NPK18-12-8+TE, NPK AMINO 16-7-18+TE, NPK Amino 15-5-20+TE,…     - Đối với phân bón lá: ProExel 12-43+TE, ProExel 21-21-21+TE,....    Hy vọng rằng với những thông tin chia sẻ trên đã giúp bà con hiểu rõ hơn về quy trình bón phân cho cây cà phê. Tuy nhiên, tùy theo đặc tính từng vùng đất, tuổi cây, giống cây cà phê,... sẽ có từng cách bón phù hợp. Để được tư vấn rõ hơn về quy trình bón phân cho cây cà phê hoặc sử dụng phân bón nào thích hợp cho cây cà phê vui lòng liên hệ Công ty TNHH Sản xuất Phân bón Phượng Hoàng để nhận được sự tư vấn hỗ trợ tốt nhất! Kính chúc quý bà con có một vụ mùa bội thu!! Website: http://phanbonphuonghoang.com
Kỹ thuật bón phân và loại phân bón phù hợp cho cây mía

Kỹ thuật bón phân và loại phân bón phù hợp cho cây mía

  Tìm hiểu về kỹ thuật bón phân cho cây mía sẽ giúp cho người nông dân hiểu thêm về cách bón phân cũng như loại phân phù hợp theo từng giai đoạn phát triển của cây mía. Và đây chính là bí quyết quan trọng mang đến năng suất cao cho bà con trong quá trình trồng mía.   Hãy cùng tham khảo những chia sẻ từ bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về lượng phân bón cho cây mía, quy trình bón phân cho cây mía cũng như biết được loại phân nào nên sử dụng cho cây mía để mang đến năng suất cao nhất.   Bón phân cho cây mía   Đầu tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem khi bón phân cho cây mía thì lượng phân được sử dụng như thế nào là hợp lý. Theo như chia sẻ từ chuyên gia nhà nông về phân bón cho cây mía thì chúng ta có thể sử dụng liều lượng như sau: - Vôi: Bón từ 0,8 đến 1,5 tấn/ha. - Phân hữu cơ: Bón từ 10 - 20 tấn. Ngoài ra thì người dân cũng có thể thay thế bởi 1 hoặc là 2 tấn phân hữu cơ vi sinh. - Phân hóa học: Lúc này thì tùy theo loại đất cũng như tùy theo điều kiện canh tác ở mỗi vùng mà người nông dân cần phải điều chỉnh lượng phân phù hợp. Tuy nhiên vẫn còn phải tuân thủ liều lượng trung bình về cách bón phân cho cây mía như là: Bảng 1. Quy trình bón phân cho cây mía trên đất xám, xám bạc màu, đất cát pha   Bảng 2. Quy trình bón phân cho cây mía trên đất đồi, đất phèn, đất phù sa cổ     Những loại phân bón lá cho cây mía hiệu quả   Chúng ta có thể dùng các sản phẩm Phân bón Phượng Hoàng trong các giai đoạn -  Giai đoạn bón lót và thúc đẻ nhánh: Phân bón Kim Cương NPK 18-12-8+TE, Phân bón Kim Cương NPK 21-11-8+2S+TE, NPK Phượng Hoàng 20-20-15+TE, NPK Amino 16-16-8-6S+TE,...  -  Giai đoạn bón thúc vươn lóng: Phân bón Kim Cương NPK 16-6-18+TE, NPK Amino 16-7-18+TE, NPK Amino 17-7-17+TE, NPK Amino 15-5-20+TE,...   Phân bón Phượng Hoàng được sản xuất theo quy trình công nghệ bọc áo Nano, cung cấp thêm nhiều hoạt chất có công dụng quan trọng trong việc kích thích rễ phát triển nhanh, mạnh và dài, đồng thời còn giúp cây vươn lóng nhanh, cây mía khỏe, tăng trưởng tốt hơn.Ngoài ra, NPK Phượng Hoàng còn giúp tăng hiệu suất hấp thụ phân bón, từ đó giúp bà con nông dân giảm chi phí phân bón, tăng năng suất cho cây mía để giúp bà con có được vụ mùa tốt nhất.   Hy vọng những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp bà con hiểu rõ hơn về quy trình canh tác và bón phân cho cây mía. Tuy nhiên, tùy theo đặc tính từng vùng đất, tuổi cây, giống cây mía,... sẽ có từng cách bón phân phù hợp. Để được tư vấn rõ hơn về quy trình bón phân cho cây mía hoặc sử dụng phân bón nào thích hợp cho cây mía vui lòng liên hệ Công ty TNHH Sản xuất Phân bón Phượng Hoàng để nhận được sự tư vấn hỗ trợ tốt nhất! Kính chúc quý bà con có một vụ mùa bội thu!! Website: http://phanbonphuonghoang.com      
Quy trình và loại phân bón bón phân cho cây lúa nước

Quy trình và loại phân bón bón phân cho cây lúa nước

    Quy trình bón phân cho cây lúa nước như thế nào và nên dùng loại phân như thế nào để đảm bảo mang đến hiệu quả chính là điều mà bất cứ người nông dân nào cũng thắc mắc. Bởi lẽ để đảm bảo một cây lúa phát triển tốt và cho năng suất cao thì phương pháp bón phân cho cây lúa và chọn loại phân nào để bón chính là vấn đề quan trọng hàng đầu mà người trồng lúa cần phải quan tâm.     Chính vì lẽ ấy những thông tin bài viết được chia sẻ dưới đây chúng tôi hy vọng rằng sẽ giúp cho người nông dân của chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về quy trình bón phân, cách bón phân cho cây lúa và những loại phân phù hợp để sử dụng cho cây lúa. TÌM HIỂU CÁC GIAI ĐOẠN BÓN PHÂN CHO CÂY LÚA     Theo như các chuyên gia ngành nông nghiệp chia sẻ thì sử dụng phân bón cho cây lúa cần thực hiện theo các giai đoạn như sau: Thứ nhất: Bón lót cho lúa - Đây chính là giai đoạn đầu tiên mà người nông dân cần nhớ. Khi bón lót cho lúa nước chúng ta có thể dùng phân chuồng và phân lân kèm theo phân đạm và phân kali.  - Bởi vì ở giai đoạn sinh trưởng đầu tiên thì cây lúa non cần được bổ sung lân để có thể sớm ổn định và phát triển. Và bón phân lúc này nên rải đều lên mặt ruộng trước khi gieo cấy. - Còn nếu như chúng ta quyết định chọn giống lúa đẻ nhánh nhiều hoặc giống lúa ngắn ngày thì nên bón nhiều phân kali. - Nếu như cấy lúa bằng mạ già thì bạn cần bón khoảng từ 1/3 đến 2/3 lượng đạm để bón lót cho cây.   Thứ hai: Bón thúc giúp cây lúa đẻ nhánh - Là giai đoạn bón phân sau từ 8 đến 12 ngày sau khi sạ. - Chúng ta có thể dùng phân đạm kết hợp với phân lân. - Trong trường hợp trồng lúa ở đất phèn và đất chua thì nên chọn phân bón cho cây lúa là phân lân nhằm giúp hạn phèn và độc tố trong đất cũng như cung cấp đủ dưỡng lân cho cây lúa. Tuy nhiên cần dùng lân hạt để tránh tình trạng hạt phân lân bám dính lá gây cháy. - Dùng phân đạm để bón thúc giúp cây lúa đẻ nhánh nhanh hơn. Đồng thời nếu như sử dụng giống lúa dài ngày và đẻ nhánh nhiều, trong điều kiện thời tiết nắng nóng hay cấy lúa với giống dài ngày thì cũng cần bón thêm nhiều đạm cho cây. Vì nhu cầu phân bón cho cây lúa là phân đạm lúc này tăng đáng kể.   Thứ ba: Bón thúc đòng     Bà con cần hiểu rõ bón phân thúc đòng đóng vai trò vô cùng quan trọng và nó quyết định đến năng suất cũng như hiệu quả của toàn bộ vụ lúa. Bà con nên tìm hiểu kỹ để bón phân như thế nào vừa giảm được lượng bón, số lần bón nhưng vẫn đảm bảo được năng suất, tiết kiệm chi phí cho bà con, cụ thể như sau: - Là giai đoạn sau khi sạ từ 38 đến 45 ngày (tùy loại giống, vùng canh tác) - Với những giống lúa đẻ ít nhánh nhưng bông to và nặng hạt thì cần chú trọng nhiều đến bón đón đòng và nuôi hạt nhằm giúp cho bông lúa to hơn, hạt chắc hơn để năng suất cao hơn.  - Nên sử dụng phân kali để thúc đồng nếu như chúng ta gieo cấy lúa với giống đẻ nhánh ít, giống dài ngày hoặc giống gieo cấy thưa, gieo cấy ở đất phèn, đất kiềm hoặc là mưa nhiều.   CÔNG THỨC BÓN PHÂN CHO CÂY LÚA NGẮN NGÀY Quy trình sử dụng phân bón Phượng Hoàng bón cho lúa (1000m2 )   Quy trình sử dụng phân bón Phượng Hoàng bón cho lúa (1300m2 ) * Lưu ý: Liều lượng phân có thể sẽ thay đổi tùy tình hình của cây lúa. Có thể trộn lúa giống với 1-2 gói Penac P 50g (sạ cho 1000m2 ) trước khi sạ,  tăng thêm Penac P nếu đất bị xì phèn.     Cách bón và lượng bón trên là liều lượng khuyến cáo khi nông dân sử dụng sản phẩm Phân bón NPK Phượng Hoàng. Tuy nhiên liều lượng này hoàn toàn có thể thay đổi tùy vào điều kiện thực tế ở từng vùng, giống lúa, loại đất,... CÁC SẢN PHẨM PHÂN BÓN NPK PHƯỢNG HOÀNG DÀNH CHO CÂY LÚA     Sản phẩm phân bón Phượng Hoàng là phân bón được ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, đảm bảo về chất lượn, mang hiệu quả tối ưu khi sử dụng như:        - Phân bón NPK Phượng Hoàng được bổ sung các hoạt chất Nano gel, Nano Silic, Penac P,...  giúp kích hoạt các enzyme phân giải chất hữu cơ, thúc đẩy quá trình khoáng hóa các chất dinh dưỡng trong đất, giúp cải tạo đất màu mỡ.        - Giúp cho cây ra rễ khỏe, chống nghẹt rễ, đen rễ, giảm ngộ độc hữu cơ, đâm chồi, đẻ nhánh khỏe,...        - Có thể giảm đến 20-30% lượng phân bón hóa học và tăng năng suất lên đến từ 10-20% qua đó giúp giảm chi phí nông dược, cho bà con nông dân có được một mùa bội thu.        - Giảm phát thải CO2, thân thiện với môi trường.     Quý bà con nông dân thân mến, những chia sẻ bài viết đưa ra mong rằng đã giúp bà con hiểu rõ hơn về quy trình bón phân cho cây lúa nước cũng như các loại phân được sử dụng cho cây lúa nước. Nếu còn bất cứ câu hỏi hay thắc mắc liên quan cần tư vấn về vấn đề quy trình bón phân cho cây lúa hoặc để lựa chọn phân bón chuyên dùng cho cây lúa vui lòng liên hệ với Công ty TNHH Sản xuất Phân bón Phượng Hoàng để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất! Kính chúc quý bà con có một vụ mùa bội thu!! Website: http://phanbonphuonghoang.com   Phân bón Phượng Hoàng luôn đồng hành cùng bà con và mang đến những sản phẩm cao cấp, vượt trội nhưng vẫn đảm bảo tiết kiệm chi phí hiệu quả cho bà con nông dân. Chúc bà con tăng gia sản xuất và có vụ mùa bội thu.   
Khẩn cấp cứu lúa mùa mới gieo cấy

Khẩn cấp cứu lúa mùa mới gieo cấy

          Ngày 17/7, Cục Trồng trọt (Bộ NN-PNT) đã có công văn gửi các tỉnh, thành phố phía Bắc đề nghị chỉ đạo Sở NN-PTNT khẩn cấp triển khai các biện pháp bảo vệ SX, nhất là các diện tích lúa vụ mùa – hè thu vừa gieo cấy.               Theo đó, cần chủ động tiêu cạn nước đệm trên hệ thống sông trục và kênh mương nội đồng, tháo cạn lòng sông, giữ nông mặt ruộng. Huy động tối đa mọi phương tiện máy bơm điện, bơm dầu để bơm cưỡng bức kết hợp với tháo nước nhanh khi triều xuống để cứu lúa vùng bị ngập.           Có phương án chuẩn bị đủ lượng hạt giống lúa cực ngắn ngày, ngắn ngày để gieo cấy lại trong trường hợp cần thiết. Với vùng rau màu, chuyên màu, khuyến cáo nông dân khơi thông, nạo vét mương máng, rãnh thoát nước trên ruộng; chuẩn bị hạt giống rau màu để sẵn sàng gieo trồng lại phòng mưa lớn gây khan hiếm nguồn cung rau.           Trường hợp bị úng ngập, khẩn trương rà soát diện tích lúa, hoa màu bị thiệt hại, đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ cho người dân vùng bị thiệt hại khôi phục SX. Diện tích rau màu bị thiệt hại cần triển khai gieo trồng lại đảm bảo kế hoạch và thời vụ; tham mưu đề xuất chính sách hỗ trợ hạt giống từ nguồn dự trữ quốc gia để kịp thời có giống cho nông dân gieo trồng…
Các dịch bệnh hại cần chú ý trong tháng 7

Các dịch bệnh hại cần chú ý trong tháng 7

          Tại các tỉnh phía Bắc, trứng sâu đục thân 2 chấm tiếp tục nở, sâu non gây dảnh héo trên lúa Mùa cực sớm - sớm, lúa sạ.               1. Trên lúa           Các tỉnh phía Bắc Rầy nâu - rầy lưng trắng - rầy nâu nhỏ hại diện hẹp trên lúa Mùa cực sớm - sớm, giống nhiễm. Ốc bươu vàng, tuyến trùng, chuột hại tăng; sâu năn, ruồi, bệnh đạo ôn lá… hại chủ yếu trên lúa nương, lúa 1 vụ vùng cao.           Các tỉnh Bắc Trung Bộ Bệnh lùn sọc đen: Khả năng gây hại tăng tại các tỉnh có rầy lưng trắng phản ứng dương tính với virus gây bệnh LSĐ như: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị. Rầy nâu, rầy lưng trắng hại trên diện rộng ở giai đoạn lúa đẻ nhánh đến đứng cái nếu không chủ động phòng trừ kịp thời. Sâu cuốn lá nhỏ lứa 5 gây hại gia tăng cả mật độ và phạm vi ở giai đoạn đẻ nhánh đến đứng cái. Chuột, sâu đục thân, sâu keo, nhện gié, châu chấu... xu hướng tăng giai đoạn đẻ nhánh đến đứng cái.           Các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên Sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân... hại nhẹ lúa Hè Thu, lúa Mùa ở giai đoạn đẻ nhánh đến đòng trỗ. Bọ trĩ, sâu keo, dòi đục nõn... hại trên lúa Hè Thu, lúa Mùa ở giai đoạn mạ đến đẻ nhánh. Bệnh đạo ôn lá hại cục bộ trên lúa Hè Thu sớm và lúa Mùa ở Tây Nguyên và các huyện miền núi đồng bằng. Bệnh đạo ôn cổ bông hại nhẹ ở giai đoạn lúa trỗ đến chắc xanh. Chuột hại cục bộ lúa Hè Thu ở giai đoạn đẻ nhánh đến đòng...           Các tỉnh Đông Nam bộ và ĐBSCL Rầy nâu: Phổ biến tuổi 3, 4. Tuy nhiên, ở giai đoạn đòng trỗ có thể có nhiều lứa rầy gối nhau, nếu phòng trừ không tốt sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây lúa. Điều kiện thời tiết mưa nắng xen kẽ thuận lợi cho bệnh đạo ôn lá phát triển mạnh ở giai đoạn đẻ nhánh đến đòng và bệnh đạo ôn cổ bông phát triển mạnh ở giai đoan lúa trỗ. Bệnh bạc lá có khả năng phát triển trên các trà lúa ở giai đoạn đòng trỗ. Lưu ý ốc bươu vàng gây hại trên lúa ở giai đoạn mạ; bệnh đen lép hạt, chuột ở giai đoạn trỗ đến chín.           2. Trên cây trồng khác Bọ nhảy, sâu tơ, sâu xanh, dòi đục lá… trên cây rau màu, bệnh chổi rồng trên cây nhãn, bệnh đốm nâu trên cây thanh long, bệnh greening trên cây có múi, tuyến trùng hại rễ và bệnh chết nhanh chết chậm trên cây hồ tiêu, bọ xít muỗi và thán thư trên cây điều, bọ cánh cứng và vòi voi trên cây dừa, bệnh khô cành và gỉ sắt trên cây cà phê, bệnh khảm lá virus trên cây sắn, bệnh trắng lá và nhện đỏ trên cây mía… tiếp tục gây hại. Nguồn : CỤC BVTV