Công ty TNHH sản xuất phân bón Phượng Hoàng

QUY TRÌNH CANH TÁC CÂY CÀ PHÊ TRONG MÙA KHÔ Ở TÂY NGUYÊN VÀ PHƯƠNG PHÁP BÓN PHÂN HIỆU QUẢ

QUY TRÌNH CANH TÁC CÂY CÀ PHÊ TRONG MÙA KHÔ Ở TÂY NGUYÊN VÀ PHƯƠNG PHÁP BÓN PHÂN HIỆU QUẢ

   Cây cà phê được thu hoạch khi đã bước vào mùa khô, sau khi thu hoạch xong còn phải cho cây cà phê tiếp tục chịu hạn để phân hóa mầm hoa nên không bón phân sau khi thu hoạch mà đến khi đã cắt tỉa cành xong, cây đã phân hóa mầm hoa đầy đủ mới tưới nước để cây nở hoa và phân được bón cùng với việc tưới nước trong mùa khô (khi tưới nước đợt 2 & 3).

 

Chăm sóc cà phê trong mùa khô rất quan trọng giúp tăng năng suất, chất lượng cà phê

Thời kỳ bón

    Vườn cà phê sẽ được bón phân vào đợt tưới nước thứ hai. Lúc này đất không quá khô hạn như đợt tưới đầu. Sau đợt tưới nước thứ nhất, bộ rễ cây cà phê được kích thích hoạt động mạnh trở lại sau một thời gian dài hoạt động chậm để trải qua kỳ khô hạn, do vậy sẽ hấp thu phân bón hiệu quả hơn.

Loại phân bón

   Trong điều kiện độ ẩm hạn chế vào mùa khô, loại phân bón được sử dụng trong thời kỳ này phải là các loại phân dễ hòa tan để cây có thể hấp thu nhanh chóng, dễ dàng. Trong giai đoạn này, cây cần đạm nhiều hơn lân và kali nhằm giúp cây phục hồi cây tốt sau một vụ thu hoạch.

   Có rất nhiều loại phân bón có thể dùng để bón cho cây cà phê vào mùa khô, có thể sử dụng các sản phẩm Phân bón NPK Phượng Hoàng để bón cho cây cà phê đầu mùa khô. Các sản phẩm có thể lựa chọn như Phân bón Kim Cương NPK 20-5-5+6S+TE (dạng hạt, dạng bột), Phân bón Kim Cương NPK 21-11-8+2S+TE, Phân bón Kim Cương NPK 18-12-8+TE,…

   Các sản phẩm của Công ty TNHH Sản xuất Phân bón Phượng Hoàng được sản xuất qua công nghệ cải tiến, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giúp người nông dân khi sử dụng các sản phẩm của Công ty luôn đạt hiệu quả cao nhất.

Lượng phân bón

Lưu ý: Đối với những vườn cây bị kiệt sức sau thu hoạch, thì trong đợt nước tưới đầu tiên cũng nên bón một lượng nhỏ chừng 100 – 150 g/cây để vườn cây nhanh chóng phục hồi..

Phương pháp bón

- Những vườn cà phê áp dụng tưới phun mưa thì rải đều phân trên mặt đất, chiếu theo tán cà phê rồi tưới, phân sẽ ngấm đều vào lớp đất mặt tập trung rễ hút của cây.

- Những vườn áp dụng tưới gốc thì nên tưới ẩm, bón phân theo tán cà phê, tưới lại cho đủ lượng nước để phân ngấm vào tầng đất mặt có nhiều rễ hút.

Lưu ý: nên tưới nước vừa đủ ẩm để tránh khả năng thất thoát dinh dưỡng do phân bị hòa tan và đi xuống các tầng đất sâu ít rễ hút hơn có thể xảy ra, làm giảm hiệu quả phân bón.

 

Một số mô hình sử dụng phân bón NPK Phượng Hoàng cho vườn cà phê đầu mùa khô (Tây Nguyên)

 

Vườn của anh Nguyễn Văn Quang (Thôn 5, Xã Eahiao, Huyện Ea H’leo, Tỉnh Đắk Lắk)
 
Vườn của anh Phạm Văn Áo (Thôn 5, Xã Eahiao, Huyện Ea H’leo, Tỉnh Đắk Lắk)
 
Vườn của anh Vũ Văn Thà (Thôn 9B, Xã Eahiao, Huyện Ea H’leo, Tỉnh Đắk Lắk)
 
Hy vọng rằng với những thông tin chia sẻ trên đã giúp bà con hiểu thêm về QUY TRÌNH CANH TÁC CÂY CÀ PHÊ TRONG MÙA KHÔ Ở TÂY NGUYÊN VÀ PHƯƠNG PHÁP BÓN PHÂN HIỆU QUẢ. Tuy nhiên, tùy theo đặc tính từng vùng đất, tuổi cây, giống cây cà phê,... sẽ có từng cách canh tác và bón phù hợp. Để được tư vấn rõ hơn về quy trình bón phân cho cây cà phê trong mùa khô hoặc sử dụng phân bón nào thích hợp cho cây cà phê mùa khô, bà con có thể liên hệ Công ty TNHH Sản xuất Phân bón Phượng Hoàng để nhận được sự tư vấn hỗ trợ tốt nhất!Cảm ơn bà con đã hành cùng công ty.
Kính chúc quý bà con có một vụ mùa bội thu!!