Công ty TNHH sản xuất phân bón Phượng Hoàng

Mưa giông gây thiệt hại nặng nề ở An Giang

Mưa giông gây thiệt hại nặng nề ở An Giang

          Theo Ban chỉ huy PCTT- TKCN tỉnh An Giang, đến 14/8/2018 toàn tỉnh thiệt hại trên 2.311 ha lúa và hoa màu, tập trung ở huyện Chợ Mới, An Phú, Châu Phú, Tịnh Biên, Tri Tôn, Thoại Sơn...             Riêng lúa, hoa màu vụ HT bị ngập phải bơm rút nước ra, với diện tích hơn 14.580 ha, thiệt hại khoảng 28.686 triệu đồng. Lúa và hoa màu bị ngập, đổ ngã trên 2.310 ha           Ngoài ra mưa, dông còn làm thiệt hại 213 căn nhà; trong đó, sập 11 căn; tốc mái, xiêu vẹo 202 căn. Đồng thời ảnh hưởng một số kho bãi, trụ điện, bảng hiệu, cơ sở hạ tầng của người dân và Nhà nước, tổng thiệt hại khoảng trên 1 tỷ đồng.            Ban chỉ huy PCTT- TKCN tỉnh An Giang đã kiến nghị Tổng cục Phòng chống thiên tai kiến nghị Bộ Tài chính hỗ trợ kinh phí bơm tiêu chống úng bảo vệ SX lúa HT, với diện tích 14.581 ha và hỗ trợ diện tích lúa, màu bị thiệt hại 2.311 ha do ảnh hưởng của bão số 3 và triều cường gây thiệt hại.           Tính đến ngày 14/8 diện tích thu hoạch vụ HT được 146.852/231.381ha, đạt 63,47% diện tích xuống giống, ước năng suất bình quân 5,7 tấn/ha. Diện tích còn lại chưa thu hoạch 84.529 ha ,trong đó vùng SX 3 vụ/năm 83.986ha, vùng 2 vụ/năm 543ha.           Theo kế hoạch, vụ TĐ SX 183.755ha, trong đó lúa 167.314ha, hoa màu 16.441ha. Tính đến ngày 14/8 đã xuống giống lúa 16.550ha đạt 9,89% so với kế hoạch, trong đó diện tích xuống giống trong đê bao kiểm soát lũ triệt để 8.344ha; vùng đê bao kiểm soát lũ tháng 8 là 8.206ha. Nguồn : Báo Nông nghiêp
Khẩn cấp cứu lúa mùa mới gieo cấy

Khẩn cấp cứu lúa mùa mới gieo cấy

          Ngày 17/7, Cục Trồng trọt (Bộ NN-PNT) đã có công văn gửi các tỉnh, thành phố phía Bắc đề nghị chỉ đạo Sở NN-PTNT khẩn cấp triển khai các biện pháp bảo vệ SX, nhất là các diện tích lúa vụ mùa – hè thu vừa gieo cấy.               Theo đó, cần chủ động tiêu cạn nước đệm trên hệ thống sông trục và kênh mương nội đồng, tháo cạn lòng sông, giữ nông mặt ruộng. Huy động tối đa mọi phương tiện máy bơm điện, bơm dầu để bơm cưỡng bức kết hợp với tháo nước nhanh khi triều xuống để cứu lúa vùng bị ngập.           Có phương án chuẩn bị đủ lượng hạt giống lúa cực ngắn ngày, ngắn ngày để gieo cấy lại trong trường hợp cần thiết. Với vùng rau màu, chuyên màu, khuyến cáo nông dân khơi thông, nạo vét mương máng, rãnh thoát nước trên ruộng; chuẩn bị hạt giống rau màu để sẵn sàng gieo trồng lại phòng mưa lớn gây khan hiếm nguồn cung rau.           Trường hợp bị úng ngập, khẩn trương rà soát diện tích lúa, hoa màu bị thiệt hại, đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ cho người dân vùng bị thiệt hại khôi phục SX. Diện tích rau màu bị thiệt hại cần triển khai gieo trồng lại đảm bảo kế hoạch và thời vụ; tham mưu đề xuất chính sách hỗ trợ hạt giống từ nguồn dự trữ quốc gia để kịp thời có giống cho nông dân gieo trồng…
Các dịch bệnh hại cần chú ý trong tháng 7

Các dịch bệnh hại cần chú ý trong tháng 7

          Tại các tỉnh phía Bắc, trứng sâu đục thân 2 chấm tiếp tục nở, sâu non gây dảnh héo trên lúa Mùa cực sớm - sớm, lúa sạ.               1. Trên lúa           Các tỉnh phía Bắc Rầy nâu - rầy lưng trắng - rầy nâu nhỏ hại diện hẹp trên lúa Mùa cực sớm - sớm, giống nhiễm. Ốc bươu vàng, tuyến trùng, chuột hại tăng; sâu năn, ruồi, bệnh đạo ôn lá… hại chủ yếu trên lúa nương, lúa 1 vụ vùng cao.           Các tỉnh Bắc Trung Bộ Bệnh lùn sọc đen: Khả năng gây hại tăng tại các tỉnh có rầy lưng trắng phản ứng dương tính với virus gây bệnh LSĐ như: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị. Rầy nâu, rầy lưng trắng hại trên diện rộng ở giai đoạn lúa đẻ nhánh đến đứng cái nếu không chủ động phòng trừ kịp thời. Sâu cuốn lá nhỏ lứa 5 gây hại gia tăng cả mật độ và phạm vi ở giai đoạn đẻ nhánh đến đứng cái. Chuột, sâu đục thân, sâu keo, nhện gié, châu chấu... xu hướng tăng giai đoạn đẻ nhánh đến đứng cái.           Các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên Sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân... hại nhẹ lúa Hè Thu, lúa Mùa ở giai đoạn đẻ nhánh đến đòng trỗ. Bọ trĩ, sâu keo, dòi đục nõn... hại trên lúa Hè Thu, lúa Mùa ở giai đoạn mạ đến đẻ nhánh. Bệnh đạo ôn lá hại cục bộ trên lúa Hè Thu sớm và lúa Mùa ở Tây Nguyên và các huyện miền núi đồng bằng. Bệnh đạo ôn cổ bông hại nhẹ ở giai đoạn lúa trỗ đến chắc xanh. Chuột hại cục bộ lúa Hè Thu ở giai đoạn đẻ nhánh đến đòng...           Các tỉnh Đông Nam bộ và ĐBSCL Rầy nâu: Phổ biến tuổi 3, 4. Tuy nhiên, ở giai đoạn đòng trỗ có thể có nhiều lứa rầy gối nhau, nếu phòng trừ không tốt sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây lúa. Điều kiện thời tiết mưa nắng xen kẽ thuận lợi cho bệnh đạo ôn lá phát triển mạnh ở giai đoạn đẻ nhánh đến đòng và bệnh đạo ôn cổ bông phát triển mạnh ở giai đoan lúa trỗ. Bệnh bạc lá có khả năng phát triển trên các trà lúa ở giai đoạn đòng trỗ. Lưu ý ốc bươu vàng gây hại trên lúa ở giai đoạn mạ; bệnh đen lép hạt, chuột ở giai đoạn trỗ đến chín.           2. Trên cây trồng khác Bọ nhảy, sâu tơ, sâu xanh, dòi đục lá… trên cây rau màu, bệnh chổi rồng trên cây nhãn, bệnh đốm nâu trên cây thanh long, bệnh greening trên cây có múi, tuyến trùng hại rễ và bệnh chết nhanh chết chậm trên cây hồ tiêu, bọ xít muỗi và thán thư trên cây điều, bọ cánh cứng và vòi voi trên cây dừa, bệnh khô cành và gỉ sắt trên cây cà phê, bệnh khảm lá virus trên cây sắn, bệnh trắng lá và nhện đỏ trên cây mía… tiếp tục gây hại. Nguồn : CỤC BVTV
Vì sao bón phân đúng cách nhưng vẫn không hiệu quả?

Vì sao bón phân đúng cách nhưng vẫn không hiệu quả?

Mặc dù vụ mùa vừa qua, ghi nhận đa số người nông dân trồng lúa đều được mùa được giá nhưng cũng không ít trường hợp đầu tư phân bón rất nhiều nhưng sản lượng đều không như kì vọng mặc dù đã bón phân đúng cách, đúng liều lượng? Vậy nguyên nhân là do đâu? Dạo quanh một vòng thị trường miền Tây, điều dễ nhận thấy là bà con mình rất ưa chuộng hàng giá rẻ, càng rẻ càng tốt, thương hiệu nào cũng được. Xuất phát từ thực tế rằng, lúa giá trị kinh tế không cao nên bà con cố gắng giảm chi phí trồng trọt càng nhiều càng tốt, trong đó có chi phí cho phân bón. Suy nghĩ này là tốt thế nhưng, khi mua được hàng giá rẻ, bón vào cho ruộng đúng như liều lượng, đúng như thời điểm canh tác hàng năm nhưng cây lúa vẫn không có sự thay đổi rõ rệt, vậy là phải bón thêm vài kilogam thì mới thấy tốt lên. Vì sao vậy? Vì nông dân mua trúng phân bón kém chất lượng, dẫn đến chi phí đội lên. Bởi đơn giản là không có phân bón nào rẻ vô lý lại tốt cả. Bài toán kinh tế tham khảo:   Bao 50kg (đồng) Quy đổi dinh dưỡng Lượng bón /ha Thành tiền NPK 16.16.8 (100%) 550.000 16/16/8 300kg 3.300.000 NPK 16.16.8 (80%) 500.000 13/13/6.6 360kg 3.600.000    ( Đây là ví dụ về giá, không phải những sản phẩm NPK giá 500.000/bao 50kg là phân bón kém chất lượng, chỉ mang tính chất tham khảo) Chi phí khi sử dụng phân kém chất lượng này chưa bao gồm tiền công phải bỏ ra nhiều hơn, chi phí cho thuốc BVTV chắc chắn sẽ cao hơn do lượng bón quá nhiều, đất đai dễ bị ngộ độc, chi phí cải tạo đất và hơn hết là dư lượng Clorua trong đất gây nguy hiểm cho cây, dễ dẫn đến mất năng suất. Đối với vùng cây ăn trái là dễ nhận biết nhất, khi sử dụng phân bón kém chất lượng cây sẽ nhanh bệnh và chết gây ra thiệt hại kinh tế vô cùng nghiêm trọng. Vì sao phân bón giả, phân bón kém chất lượng vẫn hoành hành? Một phần vì thị trường quá lớn, các cơ quan chức năng không đủ khả năng về nhân lực để kiểm tra thường xuyên, cũng một phần là sự tiếp tay của một bộ phận nhỏ giữa cơ quan chức năng và đại lý phân bón vì tiền mà bất chấp tất cả để tiêu thụ sản phẩm giả, kém chất lượng với công ty làm phân bón đó, kèm theo là sự hạn chế về sự hiểu biết về phân bón giữa ma trận sản phẩm giả ngày càng tinh vi trên thị trường gây thiệt hai cực kì nghiêm trọng đến người nông dân cũng như những nhà sản xuất – kinh doanh chân chính. Vậy giải quyết vấn đề như thế nào? Người nông dân nên tin dùng những sản phẩm uy tín và chất lượng, tránh sử dụng những sản phẩm bị nghi ngờ về chất lượng, giá rẻ bất thường. Tăng cường tính tương tác giữa nông dân và công ty để đảm bảo không sử dụng hàng nhái, đảm bảo sử dụng đúng cách, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững. Vậy với cả nghìn doanh nghiệp sản xuất phân bón hiện nay, nên dùng sản phẩm của những doanh nghiệp nào? – Công ty TNHH Sản xuất phân bón Phượng Hoàng. Công ty TNHH Sản xuất phân bón Phượng Hoàng là đơn vị sản xuất và kinh doanh phân bón chất lượng cao, ứng dụng công nghệ nano vào phát triển các dòng sản phẩm, mang tính đột phá trong sản xuất phân bón trong nước, với khả năng đem lại hiệu quả cao, an toàn cho cây trồng – đất đai – nguồn nước – năng suất tốt trong khi chi phí đầu tư thấp hơn hẳn so với các sản phẩm khác trên thị trường. Ví dụ tham khảo :   Giá thành (đồng/kg) Lượng bón tương đương Thành tiền Đánh giá hiệu quả Ure Phoenix 9.000 7 63.000 Sản lượng tăng 10-15% Ure Thị trường 7.500 10 72.000 NPK 16.16.8+TE Phượng Hoàng 11.500 9-9,5 103.500 Sản lượng tăng 15-20% NPK 16.16.8+TE Thị trường 11.500 10 115.000   Dẫn chứng ở khu vực An Giang, ghi nhận sản lượng lúa thu được khi sử dụng phân bón Phượng Hoàng cao hơn 15-20kg / 1 công, tương ứng 150 - 200 kg/ha so với những sản phẩm cùng loại. Điều này đã chứng minh tính hiệu quả cũng như cam kết chất lượng của công ty đối với người tiêu dùng. Mặc dù còn rất nhiều khó khăn của doanh nghiệp trong thay đổi nhận thức của người tiêu dùng hiện nay do chính sách về giá cả, đánh giá tính hiệu quả của sản phẩm so với chi phí đầu tư ban đầu, song công ty vẫn cố gắng từng bước đồng hành cùng người nông dân để thấu hiểu lẫn nhau, công ty vẫn trung thành với sản phẩm uy tín chất lượng cao để đảm bảo hiệu quả cao nhất đối với người tiêu dùng khắp cả nước. Công ty TNHH Sản xuất phân bón Phượng Hoàng
Dịch bệnh Vàng lùn - Lùn xoắn lá bùng phát

Dịch bệnh Vàng lùn - Lùn xoắn lá bùng phát

            Có 33,33% trong số 30 mẫu rầy nâu bị nhiễm virus, gồm 13,33% mẫu nhiễm virus gây bệnh vàng lùn (VL) và 20% nhiễm virus gây bệnh lùn xoắn lá (LXL), đó là kết quả giám định mới nhất tại tỉnh An Giang.           Theo báo cáo của Cục Bảo vệ thực vật, năm 2017, bệnh VL-LXL hại lúa đã tái bùng phát gây hại trở lại tại các tỉnh phía Nam với diện tích nhiễm bệnh 16.360ha. Thăm đồng thường xuyên để có biện pháp phòng trừ dịch hại kịp thời           Tại An Giang, có 1.024ha bị nhiễm bệnh, trong đó có 10,2ha tại huyện Tri Tôn bị nhiễm nặng buộc phải tiêu hủy. Vụ lúa hè thu 2018, các tỉnh, thành phía Nam đã gieo sạ trên 1,5 triệu ha. Tại An Giang, đến ngày 6/6, toàn tỉnh đã xuống giống dứt điểm 230.728,46 ha đạt 101% kế hoạch. Trên toàn vùng, bệnh VL-LXL tiếp tục phát sinh gây hại trên lúa hè thu tại các tỉnh: Hậu Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Long An, Bạc Liêu và An Giang với diện tích nhiễm hơn 6.200ha. Tại An Giang, tính đến ngày 15/6, đã có 160ha lúa bị nhiễm bệnh, tập trung trên trà lúa xuống giống sớm.           Ông Trần Anh Thư, Giám đốc Sở NN-PTNT, Phó trưởng BCĐ phòng, chống rầy nâu, bệnh VL-XL và các dịch hại khác gây ra, cho biết, đầu tháng 6/2018, kết quả giám định Elisa 170 mẫu rầy nâu vào đèn ở 6 tỉnh: Đồng Tháp, Long An, Vĩnh Long, Tiền Giang, Bạc Liêu và An Giang đã phát hiện 25/170 mẫu nhiễm virus gây bệnh VL-LXL (chiếm 17,71%). Riêng tại An Giang, kết quả giám định 30 mẫu rầy nâu có 33,33% số mẫu bị nhiễm virus (13,33% mẫu nhiễm virus gây bệnh VL, 20% nhiễm virus gây bệnh LXL).           Để chủ động phòng, chống, ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh, bảo vệ an toàn vụ lúa hè thu 2018 và các vụ lúa tiếp theo, BCĐ phòng, chống rầy nâu, bệnh VL-LXL và các dịch hại khác trên lúa tỉnh An Giang vừa có công văn đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện nghiêm các công văn chỉ đạo của Bộ NN-PTNT và UBND tỉnh. Cần kiên quyết chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn tổ chức xuống giống ở từng tiểu vùng trong khung lịch thời vụ quy định và theo thông báo lịch xuống giống né rầy cụ thể của ngành nông nghiệp đối với từng tiểu vùng. Phải giữ thời gian cách ly giữa các vụ lúa ít nhất 15 ngày nhằm cắt đứt nguồn bệnh và rầy nâu trên đồng ruộng. Trong cùng tiểu vùng, phải xuống giống tập trung né rầy không quá 7 ngày để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do rầy nâu, bệnh VL-LXL và các dịch hại khác gây ra. Nguồn : Báo Nông nghiệp
Thị trường Cafe tăng trưởng trở lại - ngày 28/06/2018

Thị trường Cafe tăng trưởng trở lại - ngày 28/06/2018

          Theo ghi nhận từ thị trường, sáng nay giá cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên đồng loạt điều chỉnh tăng lên 400 đồng/kg, một số nơi đã quay trở lại mốc giá 36.000 đồng/kg. Theo đó, giá cà phê tại tỉnh Lâm Đồng đạt 35.300 đồng/kg; giá cà phê tại Gia Lai, Đắk Nông ở mức 35.900 đồng/kg, còn tại Đắk Lắk hiện đạt mức cao nhất, 36.000 đồng/kg.                 Tại cảng TP.Hồ Chí Minh, giá cà phê nhân xuất khẩu loại 2, tỷ lệ đen vỡ 5% đang ở mức 1.565 USD/tấn (giá FOB), tăng 19 USD/tấn so với hôm qua, trừ lùi không đổi 140 USD/tấn.              Như vậy sau 2 phiên giao dịch, giá cà phê nội địa đã hồi phục dần sau khi giảm sâu tới 1.000 đồng/kg trong ngày 26/6. Nguyên nhân giá cà phê tăng trở lại là do giá cà phê robusta trên sàn kì hạn tăng trưởng khá. Theo đó, chốt phiên giao dịch đêm qua, giá cà phê kì hạn giao tháng 9/2018 tại thị trường London tăng 19 USD/tấn, đạt 1.705 USD/tấn, tương đương 1,13%. Đáng chú ý, kì hạn giao hàng tháng 7 tăng tới 37 USD/tấn, đạt mức 1.733 USD/tấn.             Trên sàn New York, giá cà phê arabica lại ngược chiều khi giảm từ 0,25 - 0,50 cent/lb, đạt 114,3 cent/lb kì hạn giao hàng tháng 7/2018.     Giá cà phê hôm nay tại một số thị trường chính. Nguồn: giacaphe           Mặc dù giá đã tăng 2 phiên liên tiếp nhưng nông dân vẫn tiếp tục kháng giá khiến nguồn cung robusta từ Việt Nam có dấu hiệu chậm lại. Trong khi Indonesia vẫn đang dành ưu tiên mua cho ngành công nghiệp trong nước với mức giá rất cạnh tranh. Hôm nay là ngày thường có giá lạnh tại Brazil, tuy vậy thông tin dự báo thời tiết Brazil cho hay tuy trời trong nhưng Brazil không bị rét đậm rét hại.