Bà con thân mến, trước khi giới thiệu về cách thức bón phân cho cây cao su thì cao su chính là một loại cây công nghiệp lâu năm với nguồn gốc xuất xứ ở Nam Mỹ và hiện tại được nhiều bà con nông dân ở nước ta chọn lựa kinh doanh.
Để giúp bà con có được kết quả tốt nhất khi trồng loài cây này trong bài viết được chia sẻ dưới đây chúng tôi xin được trao đổi cùng bà con về quy trình bón phân cho cây cao su. Hãy cùng tìm hiểu ngay để hiểu rõ hơn về bón phân cho cây cao su khai thác nào.
TÌNH HÌNH KHAI THÁC VÀ TỔNG QUAN VỀ CÂY CAO SU
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tháng 7/2024, xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt 186,03 nghìn tấn, trị giá 307,91 triệu USD, tăng 21,2% về lượng và tăng 24,7% về trị giá so với tháng 6/2024; so với tháng 7/2023 vẫn giảm 15,3% về lượng, nhưng tăng 7,3% về trị giá, đây là tháng thứ tư liên tiếp lượng cao su xuất khẩu giảm so với cùng kỳ năm 2023.
Chúng ta có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như là đất xám đất phù sa hoặc đất đỏ bazan. Tuy nhiên đất cần phải yêu cầu có tầng canh tác dày từ 1m và độ pH thích hợp là từ 5.5 - 5.6.
Có nhiều loại giống cao su khác nhau như: RRIC 100, RRIC 121, RRIM 600, VM 515 được trồng nhiều tại những vùng đất ở khu vực Tây Nguyên, khu vực Đông Nam Bộ. Còn đối với vùng Tây nguyên và miền trung thì bà con thường trồng các giống như là RRIM 712, PB 260... Tùy thuộc vào từng loại cây, đất trồng mà chúng ta có kỹ thuật bón phân cho cây cao su khác nhau.
NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA CÂY CAO SU
- Đạm (N): tăng chu vi thân (vanh), tăng mật độ lá và lá có màu xanh đậm. Đạm tham gia trực tiếp vào việc tổng hợp nên mủ cao su… Thừa đạm sẽ làm cho gỗ phát triển kém dễ gãy, đề kháng kém với sâu bệnh. Thiếu đạm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây cao su, làm tán lá phát triển hẹp, cây thấp lùn..
- Lân (P2O5): cần thiết trong giai đoạn cây con. Kích thích sự sinh trưởng của rễ, tăng sự hình thành thân, lá và quả. Thiếu lân thì đỉnh sinh trưởng kém phát triển, lá có màu đỏ hay đỏ gạch, lá nhỏ, vành thân kém phát triển.
- Kali (K2O): ảnh hưởng nhiều nhất đến dòng chảy mủ và tăng hàm lượng mủ. Thiếu kali thì sẽ làm giảm chu vi thân, chiều cao, số lá và làm cho hàm lượng Magiê trong mủ tăng lên dẫn đến mủ dễ bị đông trên miệng cạo.
Giai đoạn | Loại phân (g/gốc) | ||
NPK 16-16-8+6S+TE | DAP Phoenix | KCl | |
Dưới 1 năm | 14g | 27g | 11g |
Từ 1 năm đến 3 năm | 30g | 29g | 9g |
6 năm tuổi trở lên | 33g | 15g | 7g |
*Lưu ý: Cây cao su dưới 1 năm sẽ bón thành 3 lần: Lần 1 vào đầu mua mưa lúc bắt đầu ra lá mới ( tầng lá thứ nhất ) hãy bón 40% các loại phân. Lần 2 sau đợt bón phân lần 1 một tháng với 30% các loại phân. Lần 3 hãy bón vào tháng 9 (hoặc 10) với 30% lượng phân bón còn lại.
Phương pháp bón: xới đất nhẹ xung quanh vùng tán lá gốc cây cao su và lấy đất lại. Bổ sung thêm phân bón hữu cơ: Bón 1 lần, từ 3-5 tấn phân chuồng cho 1 ha hăng năm vào mùa mưa, bón 1 -> 1,5kg/hố (tùy dạng đất).
Thứ hai: Ở giai đoạn kinh doanh
Giai đoạn | Loại phân (g/cây/năm) | ||
NPK AMINO 16-7-18+TE | DAP Phoenix | KCl | |
Từ năm cạo thứ 1 đến năm thứ 10 | 500 – 630g | 163 – 206g | 175 – 222g |
Từ năm cạo thứ 11 đến năm thứ 20 | 600 – 830g | 163 – 206g | 175 – 222g |
*Lưu ý: Chia làm 2 lần bón đó là bón thứ 1 đầu mùa mưa 60% những phân bón từng loại và lần 2 từ tháng 9 (hoặc tháng 10) bà con bón 40% các loại phân còn lại.
Phương pháp bón: tiến hành xới lớp đất rộng khoảng 0.8 đến 1m giữa hai hàng rồi bón phân và lấp đất lại.
QUY TRÌNH SỬ DỤNG PHÂN BÓN CHO CÂY CAO SU
Thời kì kiến thiết cơ bản
Thời kì kinh doanh
MỘT SỐ SẢN PHẨM PHÂN BÓN PHƯỢNG HOÀNG CHO CÂY CAO SU
Website: http://phanbonphuonghoang.com