Công ty TNHH sản xuất phân bón Phượng Hoàng

Phân bón công nghệ cao - Tăng năng suất cây trồng

Phân bón công nghệ cao - Tăng năng suất cây trồng

     Trong sản xuất Nông Nghiệp, phân bón là một trong những vật tư quan trọng và được sử dụng với một lượng khá lớn hàng năm. Phân bón đã góp phần đáng kể là tăng năng suất cây trồng, chất lượng nông sản. Theo đánh giá của Viện Dinh Dưỡng cây trồng Quốc Tế (IPNI) phân bón đóng góp khoảng 30-35% tổng sản lượng cây trồng.      Tuy nhiên, phân bón cũng chính là những loại hóa chất nếu được sử dụng đúng theo quy định sẽ phát huy được những ưu thế, tác dụng đem lại sự màu mỡ cho đất đai, đem lại sản phẩm trồng trọt nuôi sống con người, gia súc. Ngược lại nếu không được sử dụng đúng quy đinh, phân bón chính là một trong những tác nhân gây nên ô nhiễm môi trường sản xuất Nông Nghiệp và môi trường sống.        Do vậy mà ngày nay với máy móc khoa học hiện đại đã sản xuất ra loại phân bón công nghệ cao làm giảm ô nhiễm môi trường mà còn giúp người nông dân tăng thêm thu nhập.      Phân bón công nghệ cao là những hạt phân viên nén nhả chậm với trọng lượng rất nhỏ (0.02g)có thể giúp những người nông dân tiết kiệm 70% công bón, bởi họ chỉ cần bón 1 lần cho cả vụ, chứ ko cần 3 đến 4 lần bón lót hay bón thúc như dùng phân bón thông thường.        Bên cạnh đó việc dùng phân bón công nghệ cao làm giảm lượng phân bón thất thoát ra môi trường. Theo thông tin của Viện Thổ Nhưỡng Nông Hóa thì mỗi năm có đến 23-25 nghìn tỷ đồng ( tương đương 1 tỷ USD) đang bị lãng phí do sử dụng phân bón chưa hiệu quả. Các chuyên gia đánh giá, việc sử dụng phân bón công nghệ cao là một trong những giải pháp hữu hiệu.   Mọi chi tiết xin liên hệ: - Điện thoại: (0274) 3579 205 ( Để được tư vấn miễn phí ) - Địa chỉ: Lô B7 - B8 Đường D9, KCN Rạch Bắp, xã An Tây, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương - Email: info@phanbonphuonghoang.com - Website: http://phanbonphuonghoang.com
Phân bón trùn quế cho cây tiêu

Phân bón trùn quế cho cây tiêu

   Cây tiêu thường không kén đất, nó phát triển trên nhiều loại đất khác nhau như đất đỏ bazan, đất đỏ vàng, đất cát xám, đất phù sa, đất sét….Tuy nhiên, tiêu là loại cây thuộc loại rễ chùm, ăn sâu vào đất. Rễ của cây tiêu thuộc loại háo khí, không chịu được ngập úng nên đất cần phải dễ thoát nước, có độ dóc dưới 5%. Đất cần thoát nước nhanh chóng vì chỉ cần trong vòng 12 giờ bị ngập rễ phụ của cây đã bị thối, úng. Tầng canh tác dày trên 70cm để rễ phụ có thể dễ dàng lang rộng và phát triển. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, có nhiều mùn, độ pH từ 5 – 6, không quá giàu kiềm. Biết được những đặc tính trên việc bón phân Trùn Quế là một biện pháp hiệu quả làm tăng năng suất cho cây trồng nói chung và cây tiêu nói riêng.       Khi nhắc đến Trùn Quế hay còn gọi là giun quế được dùng trong phân bón trồng trọt. Nhưng giá trị của Trùn Quế không dừng lại ở đó. Hiện nay, mỗi năm ngành chăn nuôi cho ra gần 80 triệu tấn chất thải rắn, một con số khổng lồ mà nếu không có các giải pháp xử lý chất thải hậu quả có thể gây ra ô nhiễm nghiêm trọng. Trong khi đó Trùn Quế có khả năng triệt để chất thải rắn trong chăn nuôi chuyển hóa tất cả những chất thải này thành chất dinh dưỡng có giá trị cao trong nông nghiệp và làm cho môi trường chăn nuôi trong lành hơn giảm thiểu dịch bệnh và vi khuẩn có hại cho vật nuôi và xa hơn là giảm thiểu khí gây ra hiệu ứng nhà kính đang làm cho trái đất chúng ta nóng dần lên và ảnh hưởng nghiêm trọng đến thế hệ con em mai sau. Nhiều người đã quý Trùn Quế là hiệp sỹ của nông nghiệp.      Chính vì vậy, phân Trùn Quế là một loại phân hữu cơ 100% được tạo ra từ phân trùn, là phân bón hữu có giàu chất dinh dưỡng có tác dụng kích thích sự phát triền của cây. I./CÁC TÍNH NĂNG CỦA PHÂN TRÙN QUẾ:   1. Chứa nhiều hệ vi sinh vật có lợi và kháng nấm, bệnh hại cho cây.    Phân Trùn Quế giúp cho cây trồng sử dụng triệt để nguồn dinh dưỡng từ đất vì khi bón phân Trùn Quế sẽ tạo một môi trường sinh khối để vi sinh vật phát triển tốt. Khi vi sinh vật có môi trường phát triển, chúng mới sinh sôi nảy nở và hoạt động tốt, khi đó những loại vi khuẩn cố định đạm sẽ làm cho đất tăng thêm hàm lượng đạm rất nhiều, những con vi sinh phân giải lân sẽ làm nhiệm vụ phân giải lân khó tiêu mà trước đó chúng ta đã bón nhưng cây chưa kịp sử dụng, những con vi sinh phân giải kali khó tan sẽ giúp cây có thêm kali mới để sử dụng và đặc biệt nhất là những vi khuẩn đối kháng sẽ phát triển mạnh và cạnh tranh dinh dưỡng mạnh mẽ với những con gây hại. Kết quả cuối dùng là vùng rễ xung quanh cây được tơi xốp với đầy dinh dưỡng dễ tiêu, không còn những tuyến trùng và vi khuẩn gây hại. Cây khỏe mạnh, lớn nhanh chắc hẳn sẽ cho năng suất cao.   2.  Dễ tan trong đất giúp cây hấp thụ nhanh không cần thời gian phân hủy    Không như những phân hữu cơ khác phải được phân hủy trong đất trước khi cây hấp thụ. Thì những chất dinh dưỡng trong phân Trùn Quế hòa tan trong nước và chứa hơn 50% chất mùn được tìm thấy trong lớp đất mặt. Phân Trùn Quế cung cấp các chất khoáng cần thiết cho sự phát triển của cây trồng như: đạm, lân, kali, canxi, magan, đồng, kẽm, sắt…   3. Cải tạo, giữ độ ẩm và màu mỡ cho đất.    Phân Trùn Quế có cấu tạo dạng viên tròn được bao phủ bởi một lớp keo hữu dụng, nó giúp giúp giữ lại dinh dưỡng trên bề mặt viên phân trùn và chóng lại sự xói mòn góp phần làm cho đất tơi xốp và giữ ẩm được lâu.   4. PH trung tính giúp cây tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng.    Nồng độ PH =7 thì phân Trùn Quế tạo được môi trường trung tính giúp cây hấp thụ chất dinh dưỡng dễ dàng.   5. Kích thích và tăng tỷ lệ hạt nảy mầm.    Phân Trùn Quế có khả năng giữ ẩm, cùng với đó là hàm lượng các chất kích thích sinh trưởng ở cây trổng như GA3. GA3 nội sinh trong hạt và do phân cung cấp giúp hạt nảy mầm với tỉ lệ cao, cây con sinh trưởng khỏe, chống chịu tốt.   6. Điều hòa sinh trưởng tự nhiên    Acid Humic trong phân Trùn Quế, kích thích sự phát triển của cây trồng ngay cả nồng độ thấp. Acid Humic ở trạng thái cây hấp thụ dễ dàng, kích thích vi sinh vật có lợi trong đất, làm giảm hàm lượng dạng Acid carbon trong đất và gia tăng nồng độ Nitro giúp cây hấp thụ được.   7. Tăng năng suất cho cây trồng.    Phân Trùn Quế còn chứa hàm lượng các chất điều hòa sinh trưởng thực vật như IAA (indole acetic acid), Cytokinin hay Giberellin… giúp cây sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ. Khi cây sinh trưởng tốt, các cơ quan trong cây hoạt động tốt giúp cây lớn nhanh sẽ cho năng suất cao.   II/ CÁCH BÓN PHÂN TRÙN QUẾ CHO CÂY TIÊU ĐẠT HIỆU QUẢ CAO.    Phân Trùn Quế được bón tùy vào thời điểm và độ tuổi của cây tiêu. Bón lót phân Trùn Quế khi chuẩn bị trồng cây tiêu con hoặc bón mỗi vụ hằng năm thay thế các loại phân hữu cơ, phân chuồng.       - Đối với cây tiêu mới trồng: 2-3kg/hố tiêu non     - Đối với cây tiêu trên 1 năm: (kg/lần bón)     Độ tuổi cây tiêu 1 năm 2-3 năm Trên 3 năm 7 năm Cách bón phân Trùn Quế 1-2 kg 2-3 kg 3-4 kg 4-5kg   Thời điểm bón phân Trùn Quế là sau khi thu hoạch, xuất hiện mầm hoa, trái đang phát triển, trái chắc hạt. 
Giải Bóng đá nữ Phượng Hoàng 20/10/2018

Giải Bóng đá nữ Phượng Hoàng 20/10/2018

          Hưởng ứng ngày Phụ nữ Việt Nam, vừa qua công ty TNHH sản xuất phân bón Phượng Hoàng đã tổ chức giải thi đấu "Giao lưu bóng đá nữ" giữa các phòng ban nhằm đem lại niềm vui cũng như nâng cao tinh thần thể dục thể thao trong công ty.           Mặc dù chỉ là những nữ cầu thủ nghiệp dư, nhưng các đội đã thể hiện một tinh thần thể thao trên cả mức tuyệt vời, với sự phối hợp nhịp nhàng, lên công về thủ trong sự ngỡ ngàng của những cổ động viên. Điều này đem lại sự phấn khích cũng như tăng tính hấp dẫn của giải đấu và hứa hẹn sẽ làm nên một đội bóng đá nữ Phượng Hoàng mạnh mẽ để giao lưu với những đội bóng khác trong ngành.            Một số hình ảnh của giải đấu. Khai mạc, chuẩn bị thi đấu trước giờ G. Chị em trang phục ngay ngắn, tinh thần rạng rỡ chuẩn bị thi đấu.   Pha dốc bóng của Tuyết Lê từ giữa sân   Thu Hương một mình giữa vòng vây   Hoài Thương sút xa từ ngoài vòng cấm    Đấu Penalty cân não giữa "Vật tư - Kinh doanh" và "Hành chính - Kế toán" tranh ngôi vô địch Kết thúc giải đấu, đội "Hành chính - Kế toán" dành ngôi vô địch với tỉ số chung cuộc 5-3, khép lại giải đấu đầy niềm vui và đẹp mắt.
Các dịch bệnh hại cần chú ý từ 25/12-31/12

Các dịch bệnh hại cần chú ý từ 25/12-31/12

Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (từ 25 – 31/12)   Các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên: Rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh khô vằn, đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông, bệnh đen lép hạt... hại cục bộ trên lúa giai đoạn chín đến thu hoạch...   Trên lúa a) Các tỉnh Bắc bộ: Sâu đục thân 2 chấm, rầy nâu, rầy lưng trắng, ốc bươu vàng (OBV), chuột, tuyến trùng rễ.… hại cục bộ trên mạ. b) Các tỉnh Bắc Trung bộ: Chuột, OBV, bệnh đạo ôn sẽ phát sinh gây hại trên mạ và lúa mới sạ. c) Các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên: Rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh khô vằn, đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông, bệnh đen lép hạt... hại cục bộ trên lúa giai đoạn chín đến thu hoạch; ruồi đục nõn, bọ trĩ, bệnh đạo ôn lá... hại nhẹ rải rác trên lúa Đông Xuân sớm giai đoạn mạ đến đẻ nhánh. d) Các tỉnh Đông Nam bộ và ĐBSCL: Rầy nâu phổ biến tuổi 3-5, trưởng thành; rầy gây hại nhẹ đến trung bình giai đoạn đẻ nhánh đến đòng trỗ. Những khu vực chuẩn bị xuống giống lúa Đông Xuân đợt cuối tháng 12/2018 đến đầu tháng 01/2019 theo dõi chặt diễn biến rầy nâu vào đèn, xuống giống tập trung “né rầy” theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp tại địa phương. - Bệnh đạo ôn lá hại trên trà lúa Đông Xuân sớm trong điều kiện thời tiết chuyển lạnh dần, sáng sớm có sương mù nhẹ. Bệnh xu hướng gia tăng trên lúa giai đoạn đẻ nhánh đến đòng trỗ. Khi bệnh chớm xuất hiện có thể sử dụng một trong các loại thuốc đặc trị theo “4 đúng”. Lưu ý OBV trên lúa giai đoạn mạ; bệnh bạc lá, chuột, bệnh đen lép hạt, sâu cuốn lá nhỏ gây hại ở giai đoạn đẻ nhánh đến đòng trỗ. Trên cây trồng khác - Trên cây ngô và rau, màu: bệnh huyết dụ, bệnh lùn sọc đen, sâu đục thân có xu hướng gây hại tăng trên cây ngô; bọ nhảy, sâu xanh, sâu khoang,... gây hại nhẹ đến trung bình trên rau màu; Bệnh xoăn lá virus cà chua, bệnh sưng rễ...tiếp tục gây hại ở Lâm Đồng. - Cam, quýt, bưởi: ruồi đục quả, nhện đỏ, rệp sáp, sâu vẽ bùa.... tiếp tục hại; - Cây nhãn, vải: bệnh chổi rồng tiếp tục gây hại tại các tỉnh phía Nam. - Cây chè: bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, rầy xanh, bệnh thối búp,... tiếp tục gây hại. - Cây mía: bệnh trắng lá, chồi cỏ, sâu non bọ hung,... hại cục bộ tại vùng ổ dịch. - Cây sắn: bệnh khảm lá tiếp tục gây hại 14 tỉnh trồng sắn. - Cây cà phê: rệp sáp, rệp vảy, bệnh khô cành, khô quả, bệnh gỉ sắt... tiếp tục gây hại. - Cây hồ tiêu: tuyến trùng hại rễ, bệnh chết nhanh, thán thư, chết chậm,... tiếp tục gây hại. - Cây điều: bọ xít muỗi, sâu đục thân/cành, bệnh thán thư, bệnh khô cành,...gia tăng hại. - Cây thanh long: bệnh đốm nâu, thán thư, thối rễ tóp cành phát sinh gây hại. - Cây dừa: bọ cánh cứng, bệnh thối nõn,... tiếp tục gây hại.  Nguồn CỤC BVTV
Tham khảo quy trình bón phân đúng cách cho cây cao su

Tham khảo quy trình bón phân đúng cách cho cây cao su

Bà con thân mến, trước khi giới thiệu về cách thức bón phân cho cây cao su thì cao su chính là một loại cây công nghiệp lâu năm với nguồn gốc xuất xứ ở Nam Mỹ và hiện tại được nhiều bà con nông dân ở nước ta chọn lựa kinh doanh. Để giúp bà con có được kết quả tốt nhất khi trồng loài cây này trong bài viết được chia sẻ dưới đây chúng tôi xin được cung cấp cùng bà con về quy trình bón phân cho cây cao su đúng cách. Hãy cùng tìm hiểu ngay để hiểu rõ hơn về bón phân cho cây cao su khai thác nào.   HIỂU RÕ HƠN VỀ PHÂN BÓN CHO CÂY CAO SU   Như đã nói cao su chính là loại cây công nghiệp lâu năm và khi trồng nó thì nhiệt độ thích hợp nhất đó là từ 22 đến 300C. Nếu trên 300C thì mủ của cây cao su gặp phải hiện tượng nhanh đông. Ngoài ra thì nó cũng cần lượng mưa thích hợp trong khoảng từ 1.500 đến 2.000 mm/ năm tức là khoảng từ 100 đến 150 ngày mưa trong 1 năm. Đối với cây cao su thì chúng ta có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như là đất xám đất phù sa hoặc đất đỏ bazan. Tuy nhiên đất cần phải yêu cầu có tầng canh tác dày từ 1m và độ PH thích hợp là từ 5.5 đến 5.6. Cây cao su cũng được trồng nhiều vào mùa mưa với nhiều loại giống khác nhau như là RRIC 100, RRIC 121, RRIM 600, VM 515 được trồng nhiều tại những vùng đất ở khu vực Tây Nguyên, khu vực Đông nam bộ. Còn đối với vùng Tây nguyên và miền trung thì bà con thường trồng các giống như là RRIM 712, PB 260... Tùy thuộc vào từng loại cây, đất trồng mà chúng ta có kỹ thuật bón phân cho cây cao su khác nhau. NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA CÂY CAO SU   Để có thể trồng cây cao su đạt năng suất tốt nhất thì bà con cũng nên chú ý đến nhu cầu dinh dưỡng của nó. Và theo như các phản hồi từ chuyên gia nông nghiệp chia sẻ về bón phân cho cây cao su kinh doanh thì: - Đạm sẽ là chất dinh dưỡng đặc biệt quan trọng đóng vai trò nâng cao năng suất và chất lượng của cây. - Lân cũng có vai trò quan trọng với cao su tuy nhiên giai đoạn cây non thì khả năng hút Lân vẫn còn yếu. - Kali tác động trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển cũng như về năng suất mủ của cao su. - Bổ sung thêm phân bón hữu cơ: Bón 1 lần, từ 3-5 tấn phân chuồng cho 1 ha hăng năm vào mùa mưa hoawch bón 1 -> 1,5kg/hố (tùy dạng đất) Phân hữu cơ vi sinh Komix   VỀ KỸ THUẬT BÓN PHÂN CHO CÂY CAO SU   Thứ nhất: Ở giai đoạn kiến thiết cơ bản - Lượng phân bón cho cây cao su: Lượng phân bón dành cho cây dưới 1 năm sẽ là 14g NPK/ gốc/ năm, 78 gSuper Lân/ gốc/ năm và 11g KCI / gốc/ năm. Lượng phân bón dành cho cây từ 1 đến 3 năm tuổi sẽ là 30g NPK / gốc/ năm, 83g Super Lân/ gốc/ năm và 9g KCI / gốc/ năm. Lượng phân bón dành cho cây cao su 6 năm tuổi sẽ là 33g NPK / gốc/ năm, 44g Super Lân / gốc/ năm và 7g KCI / gốc/ năm. - Thời kỳ bón: Cây cao su dưới 1 năm sẽ bón thành 3 lần: Lần 1 vào đầu mua mưa lúc bắt đầu ra lá mới ( tầng lá thứ nhất ) hãy bón 40% các loại phân. Lần 2 sau đợt bón phân lần 1 một tháng với 30% các loại phân. Lần 3 hãy bón vào tháng 9 hoặc 10 với 30% lượng phân bón còn lại. Bà con tiến hạnh chọn phương pháp bón xới đất nhẹ xung quanh vùng tán lá gốc cây cao su và lấy đất lại. Thứ hai: Ở giai đoạn kinh doanh - Từ năm cạo thứ 1 đến thứ 10: Bà con dùng 500-630g NPK + 470-593g Super lân + 175-222g KCl/cây/năm. Chia làm 2 lần bón đó là bón thứ 1 đầu mùa mưa 60% những phân bón từng loại và lần 2 từ tháng 9 hoặc tháng 10 bà con bón 40% các loại phân còn lại. Phương pháp bón thì bà con tiến hành xới lớp đất rộng khoảng 0.8 đến 1m giữa hai hàng rồi bón phân và lấp đất lại. - Từ năm thứ 11 đến năm thứ 20: Bà con tiến hành bón thêm mỗi gốc tăng từ 100 đến 200g phân NPK.   MỘT SỐ LOẠI PHÂN CHUYÊN DỤNG CHO CÂY CAO SU   ­Nếu bà con thắc mắc không biết bón phân gì cho cây cao su thì dưới đây chính là một vài gợi ý cơ bản cùng bà con: Thời kì kiến thiết cơ bản Bón lót trước khi trồng bón phân NPK Phượng Hoàng 12-6-4 TE: 250 – 300 kg/ha và vôi bột. NPK Amino 16-16-8-6S+TE hoặc NPK Phượng Hoàng 20-20-15+TE được sử dụng như sau:    Năm thứ 1: bón từ 150-200 kg/ha.    Năm thứ 2: bón từ 200-250 kg/ha.    Năm thứ 3: bón từ 250-300 kg/ha.    Năm thứ 4: bón từ 350-400 kg/ha.    Năm thứ 5: bón từ 450-500 kg/ha.    Năm thứ 6: bón từ 550-600 kg/ha Thời kì kinh doanh + Sử dụng NPK Amino 16-7-18+TE + Đối với vùng đất đỏ, đất bazan: Đầu mùa mưa: 200-250 kg/ha. Giữa mùa mưa: 100-150 kg/ha. Cuối mùa mưa: 150-200 kg/ha. + Đối với đất xám bạc màu: Đầu mùa mưa: 250-300 kg/ha. Giữa mùa mưa: 100-150 kg/ha. Cuối mùa mưa: 150-250 kg/ha. Những thông tin bài viết chia sẻ mong rằng đã giúp bà con hiểu rõ hơn về quy trình bón phân cho cây cao su. Để được tư vấn hiểu rõ hơn về công thức bón phân cho cây cao su cũng như phân bón chuyên dùng cho cây cao su bà con vui lòng liên hệ ngay với http://phanbonphuonghoang.com. Đội ngũ nhân viên tư vấn nhiệt tình, giàu kinh nghiệm sẽ hỗ trợ giải đáp mọi thắc mắc của bà con trong thời gian sớm nhất!
Quy trình bón phân cho cây điều cho năng suất tăng cao

Quy trình bón phân cho cây điều cho năng suất tăng cao

Trước khi đề cấp đến chủ đề chính là phân bón cho cây điều, thì một số thông tin được các chuyên gia của Phân Bón Phượng Hoàng tổng hợp về cây điều để cùng bà con tham khảo. Cây điều còn có tên gọi khác là đào lộn hộn và chúng thường được trồng ở những vùng đất cằn, đất cát ven biển hoặc đất đồi thấp, đất đồi đá ong. Vì có giá trị kinh tế cao thế nên cây điều được rất nhiều bà con nông dân trồng trong thời điểm hiện nay. Những chia sẻ từ bài viết dưới đây chúng tôi xin được cung cấp cùng bà con quy trình bón phân cho cây điều cũng như các loại phân bón cho cây điều để năng suất tăng cao hơn. Hãy cùng tìm hiểu để rõ hơn ngay thôi nào!   NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA CÂY ĐIỀU NHƯ THẾ NÀO?   Thông thường đối với cây đào ghép thì từ năm thứ 3 hoặc thứ 4 trở đi sau khi trồng thì sẽ bước vào giai đoạn kinh doanh. Còn đối với cây điều được trồng hạt thì thời gian sẽ lâu hơn tức là từ năm thứ 6 đến năm thứ 7 mới được bước vào trong giai đoạn kinh doanh. Và lúc này thì cây điều nó chỉ ra 1 đến 2 đợt lá/ năm. Những đợt lá này chính là tiền đề giúp cho hoa của cây điều có thể có điều kiện phát triển cũng như tung phấn. Thế nên trong giai đoạn này bà con cần phải chú ý đến lượng phân bón cho cây điều. Vì bón phân cho cây điều kinh doanh sẽ quyết định chính đến năng suất đồng thời còn quyết định đến khả năng hồi phục của vườn điều về sau. QUY TRÌNH BÓN PHÂN CHO CÂY ĐIỀU HIỆU QUẢ NHẤT   Và khi bón phân cho cây điều trong giai đoạn kinh doanh bà con cần ghi nhớ những vẫn đề sau đây:   Thứ nhất: đối với bón phân hữu cơ cho cây điều   - Ở giai đoạn này cây điều cần được cung cấp phân hữu cơ nhằm giúp bộ rễ phát triển mạnh hơn. Và trong giai đoạn này bà con nên tập trung lượng phân bón cho cây điều khoảng từ 6 đến 9kg phân chuồng/ gốc/ năm. Hoặc từ 2 đến 3kg phân hữu cơ chế biến/ gốc/ năm. - Với những vườn điều trồng khoảng 200 cây thì bà con nên đầu tư khoảng 1.2 tấn-1.8 tấn phân chuồng ủ hoai. Còn nếu là phân hữu cơ chế biến từ từ 0.4 đến 0.6 tấn. Ngoài ra tùy thuộc vào tình trạng sinh trưởng của cây mà bà con hãy tiến hành tăng và giảm lượng phân sao cho phù hợp nhất. - Về số lần và thời kỳ bón phân cho cây điều: Bà con chỉ cần bón 1 lần trong năm vào đầu mùa mưa với phân hữu cơ tức là từ khoảng tháng 4 đến tháng 5 nhằm giúp phân được nước dẫn giúp phát huy tác dụng cap hơn. - Về cách bón phân đơn cho cây điều : Bà con hãy đào rãnh một bên mép tán và cách gốc khoảng từ 0.8 đến 1m, chiều sâu từ 20x 10cm. Sau khi đào rãnh bón phân thì bà con hãy nhớ lấp đất lại và cần lưu ý là bón khi đất đủ ẩm để tránh hiện tượng gây xót rễ cây. Còn về lượng nước thì bà con cũng cần phải tưới đủ, tránh tưới tràn làm phân trôi theo mất chất dinh dưỡng. Thứ hai: Về phân cô vơ   - Ở giai đoạn kinh doanh thì cây điều cũng cần phải được bón nhiều phân vô cơ nhằm giúp cho cây sinh trưởng phát triển tốt. Và nếu như bà con bón phân vô cơ cho cây điều trong giai đoạn kinh doanh 7 năm đối với đất xám thì: Năm thứ 4: 157kg Ure, 225 kg Lân và 90 kg KCI. Năm thứ 5: 188kg Ure, 270 kg Lân và 108 kg KCI. Năm thứ 6: 226kg Ure, 325 kg Lân và 130 kg KCI. Từ năm thứ 7: Bà con lúc này điều chỉnh lượng phân bón tùy theo tình trạng sinh trưởng cũng như mục tiêu năng suất. Đồng thời hãy tăng lượng phân bón khoảng từ 10 đến 15% với tỷ lệ NPK sẽ tương ứng là 2:1:1.5 - Thời điểm phân bón: Về thời điểm bón phân cho cây điều  bà con nên chia làm hai lần bón trong năm với một lần đầu mùa mưa và một lần là cuối mùa mưa theo thành phần như sau: Lần 1: 60% phân Ure + 60% phân Lân + 40% phân Kali. Lần 2: 40% phân Ure + 40% phân Lân + 60% phân Kali. - Về cách bón: Bà con cũng đào rãnh mép tán hoặc mép bồn với vị trí đối xứng. Ngoài ra bà con cũng có thể đào rãnh quanh tán cây với khoảng cách đến gốc từ 0.8 đến 1m rồi cho phân lân vào để lấp đất. Bên cạnh đó bà con cũng cần phải chú ý độ ẩm của phân để tránh hiện tượng xót rễ. Nếu như trời không mưa bà con cần lưu ý tươi nước với lượng vừa phải. 1. Thời kì kiến thiết cơ bản. Bón lót trước khi trồng phân NPK Phượng Hoàng 12.6.4+TE: 1 – 3 kg/gốc và vôi bột. - Năm thứ nhất bón 0,5 - 1kg NPK Amino 16.16.8.6S+TE Phượng Hoàng - Năm thứ hai bón 1 - 1,5 kg NPK Amino 16.16.8.6S+TE Phượng Hoàng - Năm thứ ba bón 1 – 1,5 kg NPK 16.16.8.6S+TE Phượng Hoàng Lượng phân trên được chia bón từ 3-4 lần theo đường chiếu vành tán của cây. 2. Thời kì kinh doanh Bón phân NPK Amino 16.7.18+TE, lượng dùng là 3–6 kg/cây/năm. Lượng phân này chia làm 3 lần bón: - Đợt 1 (20 – 30 ngày sau khi thu hoạch): Khoảng tháng 4–5: 1,5–3kg NPK Amino 16.7.18+TE /cây). - Đợt 2 (giữa mùa mưa) khoảng tháng 7: 0,75–1,5kg NPK Amino 16.7.18 +TE /cây - Đợt 3 (cuối mùa mưa) khoảng tháng 9: 0,75–1,5kg NPK Amino 16.7.18 +TE /cây. Thứ ba: Về phân bón lá cho cây điều   Ngoài ra ở giai đoạn kinh doanh của cây điều bà con cũng nên bón thêm phân bón lá giúp cây chuẩn bị phân hóa mầm hoa nhằm tăng khả năng đậu quả như ProExel 10-52-10, ProExel 6-32-32 và ProExel 15-30-15... Bà con thân mến hy vọng với những thông tin bài viết cung cấp đã giúp bà con hiểu rõ hơn về quy trình và cách chọn phân bón cho cây điều. Để được tư vấn hiểu rõ thêm về hướng dẫn bón phân cho cây điều  hoặc tư vấn về bón phân gì cho cây điều bà con có thể liên hệ đến với http://phanbonphuonghoang.com để nhận được sự tư vấn kịp thời và chính xác nhất!